Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn, hợp vệ sinh

Cách mang vớ y khoa như thế nào cho đúng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu cách mang vớ y khoa đúng chuẩn, hợp vệ sinh để sử dụng được lâu dài nhé!

1. Công dụng của vớ y khoa là gì?

cach-mang-vo-y-khoa-dung-chuẩn
Vớ y khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch – Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn

Vớ y khoa là một loại vớ được thiết kế chuyên biệt được sử dụng trong ngành y tế. Để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể dùng vớ y khoa thay thế cho các loại vớ thông thường.

Việc sử dụng vớ y khoa giúp tạo áp lực cao lên bàn chân và mức độ sẽ giảm dần khi lên trên. Vớ y khoa được ra đời với mục đích chính là hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Tìm hiểu chi tiết sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY.

2. Hướng dẫn chọn vớ y khoa phù hợp

Khác với các loại vớ thời trang thường ngày, vớ y khoa có kích cỡ nhất định để phù hợp với nhu cầu của người bệnh. Nếu bạn không biết điều này thì cũng đừng quá lo, vì thông thường các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân để họ chọn được đúng loại vớ.

Vớ y khoa được chia làm 3 loại như sau:

  • Vớ độ 1: 15 – 20 mmHg có ý nghĩa là áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20, dùng mang để phòng ngừa bệnh.
  • Vớ độ 2:  20 – 30 mmHg có ý nghĩa là áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30, mang khi điều trị suy tĩnh mạch nhẹ.
  • Vớ độ 3: 30 – 40 mmHg có ý nghĩa là áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40, mang khi điều trị suy tĩnh mạch nặng (sưng phù to, huyết khối tĩnh mạch,…).
kich-co-vo-y-khoa
Vớ y khoa có kích cỡ nhất định

Việc chọn vớ y khoa đúng kích cỡ là rất quan trọng. Vì đây là yếu tố quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ y khoa. Đặc biệt, hãy chú ý đến cân nặng của bạn, dù tăng hay giảm cân bạn cũng phải đổi lại kích thước vớ y khoa cho phù hợp.

Tìm hiểu chi tiết sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY.

3. Hướng dẫn cách mang vớ y khoa đúng chuẩn

Sau khi đã lựa chọn xong loại vớ, bạn cần biết cách mang vớ y khoa đúng chuẩn theo hai cách như sau:

Cách 1:

  • Lấy hai tay nắm hai bên mép miệng vớ và kéo lên từ từ.
  • Vớ phải được kéo qua khỏi bàn chân, và tiếp tục kéo lên càng cao càng tốt.
  • Khi mang vớ được một nửa, bạn hãy nắm hai bên và kéo lên tiếp tục.
  • Nếu đang mang vớ y khoa mà bị chùn hoặc bị gấp lại, hãy kéo vớ xuống một chút rồi kéo lên như trước. Lặp lại cách mang vớ y khoa này sẽ loại bỏ những chỗ bị đùn.
  • Cuối cùng, kiểm tra vị trí vớ đã đúng ở gót chân chưa.
cacnh-mang-vo-y-khoa
Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn theo Cách 1

Cách 2:

  • Lộn trái vớ, đến vị trí gót vớ.
  • Đeo vào từ bàn chân, dần dần kéo vớ qua khỏi bàn chân và gót vớ phải được đặt đúng vị trí.
  • Sau đó, nắm hai bên miệng vớ và kéo vớ lên cao tương tự cách 1.
cacnh-mang-vo-y-khoa
Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn theo Cách 2

Những người bị đau cơ, khớp tay hoặc đau lưng (như người lớn tuổi,…) không thể cúi xuống mang vớ được có thể tham khảo thêm cách mang vớ y khoa bằng khung hỗ trợ. Loại khung này được sản xuất giúp mọi người mang vớ dễ dàng hơn.

Lưu ý khi mang vớ suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc biết cách mang vớ y khoa đúng, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau:

  • Thay đổi vớ mới sau 3-6 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
  • Không mang vớ khi đang nằm. Vì nằm sẽ tạo áp lực lớn lên chân hơn khi đứng.
cach-mang-vo-y-khoa-khi-nam
Cách mang vớ y khoa đúng là không mang vớ khi nằm
  • Kiểm tra mức áp lực ghi rõ trên hộp vớ. Điều này quan trọng như lúc bạn xem hạn sử dụng khi mua thực phẩm vậy.
  • Nếu mang vớ bị ngứa (dù bạn đã vệ sinh vớ) thì hãy dùng phấn rôm em bé thoa lên da. Tình trạng này sẽ dần hết khi bạn làm quen việc đeo vớ.
  • Thường xuyên mang vớ trong lúc đi – đứng – ngồi, nhất là lúc tập thể thao.
mang-vo-y-khoa-choi-the-thao
Thường xuyên mang vớ y khoa khi chơi thể thao
  • Theo dõi việc đeo vớ thường xuyên. Không được để da bị kẹp vào vớ vì sẽ là làm gián đoạn dòng tuần hoàn máu, sinh ra nguy cơ gây huyết khối.
  • Quan sát cẳng chân và bàn chân. Khi thấy da bị nứt nẻ, tím tái, bị châm chích hoặc bị tê thì phải đến bác sĩ ngay để được giúp đỡ. Vì rất có thể kích cỡ vớ bạn đang mang bị sai.
cahch-mang-vo-y-khoa-sai-kich-thuoc
Cách mang vớ y khoa không đúng size làm chân bị tê, tím tái

4. Bảo quản vớ y khoa như nào mới đúng?

Để vớ y khoa sử dụng được lâu dài mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt, bạn cần biết cách bảo quản vớ như sau:

  • Không để móng tay dài, trang sức, vật sắc nhọn,… chạm vào vớ. Vì vớ được làm từ chất liệu mềm mịn nên rất dễ bị rách.
  • Đeo găng tay cao su để mang vớ dễ dàng hơn.
cach-deo-vo-y-khoa-gang-tay-cao-su
Cách mang vớ y khoa đúng – Dùng găng tay cao su đeo vớ
  • Không giặt vớ y khoa chung với quần áo.
  • Không ngâm, giặt vớ với bột giặt chứa chất tẩy trắng, chất tẩy rửa mạnh vì sẽ giảm tuổi thọ của vớ.
  • Không dùng máy sấy nhiệt độ cao sấy vớ hoặc hơ vớ trên lửa vì vớ rất dễ cháy.
  • Nên phơi khi trời nắng nhẹ, có gió để vớ khô tự nhiên và tránh ẩm mốc. Vì đeo vớ ẩm sẽ sinh vi khuẩn gây ngứa.
phoi-vo-y-khoa
Phơi vớ y khoa ở nơi có nắng để tránh ẩm mốc

5. Dùng vớ y khoa có gây biến chứng về sau không?

Không ít người lo ngại việc mang vớ y khoa sẽ gây xung đột với các phương pháp điều trị khác và dẫn đến biến chứng về sau. Tuy nhiên, nếu bạn đã biết cách mang vớ y khoa đúng chuẩn và cách vệ sinh vớ hợp lý thì bạn đừng lo lắng gì cả.

cach-mang-vo-y-khoa-hop-ly
Vớ y khoa tác động lên chân theo cơ chế vật lý – Cần ghi nhớ cách mang vớ y khoa đúng

Trên thực tế, vớ y khoa tác động lên chân theo cơ chế vật lý, hoàn toàn không có phản ứng hóa học với cơ thể như thuốc hay các phương pháp điều trị mạnh mẽ khác nên rất an toàn khi sử dụng lâu dài.

Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không quá nặng, bạn có thể mang vớ độ 1 để dần làm quen, sau đó mỗi 6 tháng một lần hãy đo lại chân và thay đổi kích cỡ vớ cho phù hợp. Và đừng quên ghi nhớ cách mang vớ y khoa đúng nhé!

Tìm hiểu chi tiết sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY.

6. Mua vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch ở đâu?

Vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam khá đa dạng về thương hiệu và mẫu mã. Tuy vậy, các loại vớ này không xuất xứ từ Việt Nam mà chủ yếu là nhập khẩu từ các nước có truyền thống sản xuất vớ y khoa trên thế giới.

vo-y-khoa-viet-nam
Vớ y khoa tại Việt Nam hầu hết được nhập khẩu

Một số loại vớ hiện có trên thị trường Việt Nam như: Jiami, Jobst, Sankom, Mediven, Duomed, Novamed,… Nổi bật lên trong số đó là vớ trị liệu suy giãn tĩnh mạch của nhà Sankom. Vậy lý do vì sao loại vớ này được yêu thích như vậy?

Đó là vì vớ trị liệu suy giãn tĩnh mạch Sankom được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Thụy Sỹ với những đặc điểm ưu việt khó có sản phẩm nào thay thế được:

  • Thiết kế sáng tạo với vector lực tác động hướng lên trên giúp hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.
  • Các dải nén áp lực hình chữ U tạo lực ép lên cả tĩnh mạch nông và sâu, vừa thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả vừa tạo sự thoải mái khi đeo.
  • Vùng mũi chân thiết kế chất liệu mềm mại để ngăn ngừa rộp nước, bảo vệ ngón chân khi vận động.
  • Sử dụng chất liệu sợi tre tự nhiên giúp khử khuẩn.
vo-y-khoa-sankom
Vớ y khoa Sankom có đặc điểm ưu việt

Tìm hiểu chi tiết sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY.

Tóm lại, qua bài viết này bạn chắc chắn đã biết cách mang vớ y khoa đúng chuẩn và cách bảo quản vớ lâu dài. Từ lâu, các bác sĩ đã luôn khuyên người bệnh suy giãn tĩnh mạch tích cực dùng vớ y khoa. Thậm chí dù không bị bệnh, bạn vẫn nên mang vớ để phòng ngừa bệnh về sau. Và quan trọng nhất là đừng quên chọn kích cỡ vớ phù hợp với chân và ghi nhớ cách mang vớ y khoa đúng chuẩn. Nếu bước này sai thì việc mang vớ không những không có hiệu quả mà còn phản tác dụng.

4.8/5 - (100 bình chọn)