Suy giãn tĩnh mạch gây ra triệu chứng đau nhức chân khiến người bệnh khó chịu. Nhất là hiện tượng chuột rút chân khi ngủ vào ban đêm. Để hạn chế những vấn đề này, chúng ta cùng khám phá các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch nhé!
1. Khái niệm bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh xảy ra do tĩnh mạch bị suy yếu và bất kỳ hệ tĩnh mạch nào trên cơ thể cũng có thể gặp vấn đề này, nhưng tĩnh mạch ở chân là thường bị suy giãn nhất.
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài, phức tạp và cách xa tim nhất trong tất cả các bộ phận trên cơ thể nên áp lực đặt lên tĩnh mạch tại đây là lớn nhất. Khi tĩnh mạch bị tổn thương, khả năng bơm máu trở về tim bị giảm, máu bị ứ đọng, tích tụ lâu ngày khiến thành mạch bị phình giãn.
Bệnh tuy không nguy hiểm ngay tức thì nhưng nếu để lâu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn về sau như:
- Suy giảm trí nhớ, thường hay quên một vài vấn đề nhỏ hàng ngày.
- Giảm năng suất làm việc: chi dưới bị đau khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến năng suất làm việc kém đi, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Dễ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh tim mạch, trầm cảm, đột quỵ,…
Đặc biệt, khi máu bị ứ đọng tại tĩnh mạch ở chân có thể gây vón cục và hình thành cục đông (huyết khối). Cục máu đông này sẽ gây cản trở lớn đến lưu thông máu.
Xem thêm về Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
2. Triệu chứng phổ biến khi bị suy giãn tĩnh mạch
Chân của người mắc suy giãn tĩnh mạch sẽ có tĩnh mạch màu xanh hoặc tím hằn rõ lên bề mặt da, thậm chí là tĩnh mạch nổi gồ hẳn lên da nếu bệnh trở nặng.
Bên cạnh đó, các cơn đau nhức do sưng phù, tê bì ở chân, hiện tượng chuột rút sẽ xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, nhất là làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm. Không những thế, tệ nhất là khi các vùng bị giãn tĩnh mạch bắt đầu bị viêm, loét. Lúc này bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn biến chứng và bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Xem thêm thông tin về Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất
3. Ngủ sai tư thế ảnh hưởng sức khỏe người bệnh ra sao?
Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là yếu tố quan trọng để người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, nếu rèn luyện được những tư thế này thành thói quen khi ngủ sẽ giúp tình trạng bệnh suy tĩnh mạch tốt hơn.
Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch đúng chuẩn giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng sau:
- Chuột rút bắp chân, nhất là khi ngủ vào ban đêm, khiến bạn mất ngủ, ngủ chập chờn, giật mình giữa đêm, sáng dậy mệt mỏi không có năng lượng.
- Giảm cơn đau ở cẳng chân và bàn chân do sưng phù.
- Giảm cảm giác ngứa không rõ nguyên ở vị trí bị suy giãn tĩnh mạch.
- Giảm hiện tượng chân tay tê bì khi ngủ.
4. Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch thoải mái hơn
4.1. Thay đổi tư thế thường xuyên
Linh hoạt thay đổi tư thế khi ngủ là một cách hiệu quả giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Vì khi thay đổi tư thế, máu được lưu thông tốt hơn, tránh hiện tượng chèn ép một phần tĩnh mạch nào đó quá lâu. Ngoài ra, việc thay đổi nhiều tư thế ngủ cũng giúp tạo trợ lực thủy tĩnh để đưa máu về tim hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không nên cố gắng thay đổi quá nhiều tư thế vì sẽ khiến giấc ngủ không được sâu.
4.2. Nằm ngủ nghiêng bên trái
Người bệnh thường xuyên bị chuột rút là một vấn đề thường gặp. Và khi ngủ trong tư thế nằm sấp hoặc ngửa sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Theo nghiên cứu, nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ cho người mắc suy giãn tĩnh mạch hoàn hảo nhất.
Nằm nghiêng giúp áp lực của cơ thể được phân bố đều giữa thân và chi dưới, nhờ đó hạn chế tối đa sự chèn ép lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ bụng. Lúc này, con đường vận chuyển máu về tim tốt hơn và giúp máu lưu thông khắp cơ thể.
Đặc biệt, các nghiên cứu còn cho thấy nằm nghiêng bên trái rất có tích cho mẹ bầu. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao do áp lực của tử cung đè lên hệ mạch vùng khung chậu.
4.3. Nâng chân cao hơn tim khi ngủ
Bạn nên nâng cao chân hơn tim khoảng 15 – 20 cm khi ngủ. Điều này hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, nhờ đó làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như: đau, phù nề, chuột rút.
Bạn có thể sử dụng 2 -3 chiếc gối, mền lông êm ái lót bên dưới khớp đầu gối, hoặc nếu được thì hãy đầu tư thêm một chiếc gối kê chân chống giãn tĩnh mạch để giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Loại gối chống giãn tĩnh mạch này vừa giúp nâng chân lên cao, vừa giữ tư thế nằm của bạn nghiêng một góc độ khoảng 30 độ. Đây là tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
5. Mẹo giúp người bệnh ngủ ngon hơn
5.1. Đi bộ trước khi đi ngủ
Đi bộ là bài vận động nhẹ nhàng rất phù hợp với người mắc suy giãn tĩnh mạch. Chỉ cần đi bộ 15 – 30 phút trước khi ngủ sẽ giúp giấc ngủ của bạn trọn vẹn hơn nhờ máu lưu thông tốt hơn.
5.2. Ngâm và xoa bóp chân trước khi đi ngủ
Người bệnh nên ngâm chân trong nước lạnh, tốt nhất là nước khoảng 10 độ C để thành tĩnh mạch bị giãn dần co lại, khiến tĩnh mạch bớt hằn rõ lên da. Vì thế giảm thiểu sự đau nhức trên cẳng chân và người bệnh dễ ngủ hơn.
5.3. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Uống nhiều nước vào ban ngày tốt cho sức khỏe nhưng nếu làm điều đó trước khi ngủ thì không nên.
Vì uống nhiều nước khiến tim bật chế độ hoạt động khi phải tiếp nhận một thể tích tuần hoàn. Khi thể tích tuần hoàn tăng có thể sẽ làm tăng sự ứ đọng máu, cùng với đó là khiến bạn đi tiểu đêm nhiều hơn.
5.4. Uống sữa trước khi đi ngủ
Uống sữa ấm trước giờ đi ngủ khiến toàn cơ thể được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Sữa giàu canxi giúp các sợi cơ trượt lên nhau trơn tru và ổn định cho hệ tiêu hóa của bạn.
6. Điều gì nên tránh khi ngủ nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch?
Bên cạnh những tư thế cho người suy giãn tĩnh mạch ngủ ngon hơn, người bệnh cần lưu ý thêm để tránh những thói quen xấu khi ngủ ảnh hưởng đến suy giãn tĩnh mạch:
6.1. Ngủ một tư thế nhiều giờ
Việc duy trì một tư thế ngủ hàng giờ đồng hồ sẽ gây áp lực lên phần tĩnh mạch nào đó. Điều này chỉ khiến bệnh tình của bạn trầm trọng thêm, thậm chí là tăng số lần bị chuột rút khi ngủ.
6.2. Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ và thức khuya dậy sớm sẽ làm tình trạng suy tĩnh mạch trở nặng thêm. Vì thế bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh và duy trì đầu óc tỉnh táo nhé.
6.3. Không đeo tất y khoa khi ngủ
Tất y khoa rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên loại tất này không nên đeo khi bạn đang nằm, nhất là trong lúc ngủ. Vì điều này có thể gây áp lực lên các mạch máu ở chân, dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn.
Tìm hiểu Giải pháp trị liệu suy giãn tĩnh mạch sáng tạo khoa học
6.4. Tránh uống rượu/ thuốc lá trước khi ngủ
Rượu bia và thuốc lá là những chất kích thích thần kinh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và bệnh suy tĩnh mạch nói riêng.
Nếu bạn có thói quen xấu này thì tốt nhất là nên tìm cách ngưng uống rượu, cai nghiện thuốc lá để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch và giấc ngủ của mình.
Tham khảo Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?
Kết luận lại, việc tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là yếu tố quan trọng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe. Người bệnh nên nằm nghiêng bên trái thay cho nằm ngửa, nằm sấp để tránh chèn ép lên tĩnh mạch, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng tất y khoa thì không nên mang tất trong lúc ngủ nhé.