Cách chọn size vớ y khoa chuẩn cho người suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa là một sản phẩm vớ được sản xuất dùng cho y tế. Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, để vớ y khoa đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất, khi mua vớ y khoa phải chọn đúng size. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu cách chọn size vớ y khoa đúng cho từng tình trạng bệnh nhé.

1. Bạn biết gì về vớ y khoa?

Vớ y khoa có thể hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch vì có thể sinh ra một lực chủ động giảm dần đều từ cổ chân lên đến đùi. Nhờ lực này mà máu sẽ được bơm liên tục, giúp hệ tuần hoàn ở chân lưu thông tốt ngay cả khi người bệnh ngồi/ đứng lâu một chỗ.

Vớ y khoa sinh ra một lực chủ động giảm dần đều từ cổ chân lên đến đùi
Vớ y khoa sinh ra một lực chủ động giảm dần đều từ cổ chân lên đến đùi

Hiện nay trên thị trường có nhiều phân khúc giá vớ y khoa khác nhau tùy vào chất lượng và thương hiệu nhãn hàng. Các dòng vớ trị liệu đang có giá dao động khoảng 700.000 – 1,5 triệu đồng/đôi, trong đó vớ dành cho người suy giãn tĩnh mạch cấp độ một (C01) và cấp độ hai (C02) có giá rẻ hơn. Xuất xứ của vớ y khoa rất đa dạng, thường đến từ các nước phát triển như: Thụy Sĩ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ,…

Xem thêm Tất suy giãn tĩnh mạch là gì? Khái niệm và cơ chế hoạt động

2. Cách chọn size vớ y khoa bạn nên biết

Một bảng size vớ y khoa chuẩn là điều cần thiết nhất bạn phải biết khi chọn mua vớ. Vì cách chọn size vớ y khoa  không đúng sẽ dẫn đến hiệu quả hỗ trợ điều trị suy giãn không cao vì không làm thuyên giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch mà còn khiến bệnh càng nặng hơn.

Tùy vào tình trạng suy tĩnh mạch mà chọn vớ y khoa phù hợp
Tùy vào tình trạng suy tĩnh mạch mà có cách chọn size vớ y khoa phù hợp

Tùy vào tình trạng suy tĩnh mạch mà bạn có cách chọn size vớ y khoa phù hợp (chọn vớ đùi hoặc gối, dòng bít ngón hay hở ngón).

  • Bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch ở vị trí gần bàn chân nên chọn loại vớ dạng gối bít ngón hoặc hở ngón.
  • Nếu nơi bị suy giãn cao hơn đầu gối thì hãy chọn vớ đùi.

Để tăng sự thoải mái, bạn hãy chọn chất liệu làm vớ từ các vi sợi tổng hợp, sợi tự nhiên để thoáng khí, mỏng nhẹ và mềm mịn.

3. Cách đo size vớ giãn tĩnh mạch như thế nào?

3.1. Hướng dẫn đo size vớ gối

Hướng dẫn 3 bước đo size vớ gối để có cách chọn size vớ y khoa đúng
Hướng dẫn 3 bước đo size vớ gối để có cách chọn size vớ y khoa đúng
  • Đo cổ chân: Đo phần hẹp nhất ở mắt cá chân, phía trên xương mắt cá chân.
  • Đo bắp chân: Ước lượng và tìm phần to nhất trên bắp chân của bạn và đo chu vi bắp chân.

3.2. Hướng dẫn đo size vớ đùi

Hướng dẫn 4 bước đo size vớ đùi để có cách chọn size vớ y khoa đúng
Hướng dẫn 4 bước đo size vớ đùi để có cách chọn size vớ y khoa đúng
  • Đo cổ chân: đo vòng quanh cổ chân như đo vớ gối.
  • Đo bắp chân: đo chu vi phần to nhất của bắp chân chân như trên.
  • Đo chu vi đùi: tìm đo phần rộng nhất trên đùi (ngay dưới mông).
  • Đo chiều dài chân: là khoảng cách từ đáy của mông xuống gót chân.

3.3. Hướng dẫn cách chọn size vớ y khoa dựa theo áp lực điều trị

Vớ y khoa hiện có 4 mức áp lực điều trị tương ứng với từng giai đoạn bệnh. Điều này giúp vớ tạo lực tác động thích hợp lên hệ tĩnh mạch chân mà không sợ gây tổn thương cho chân.

Mức áp lực nhẹ 8-15 mmHg – phòng ngừa khi chưa mắc bệnh 

  • Mục đích phòng ngừa mệt mỏi và đau nhức cho chân, nhất là khi ngồi hoặc đứng lâu.
Mức áp lực nhẹ 8-15 mmHg giảm mệt mỏi và đau nhức cho chân
Mức áp lực nhẹ 8-15 mmHg phòng ngừa mệt mỏi và đau nhức cho chân
  • Ngăn ngừa sự hình thành các tĩnh mạch hình mạng nhện.
  • Bảo vệ chi dưới khỏi chấn thương khi đi lại, chơi thể thao.

Mức áp lực trung bình 15-20 mmHg – giai đoạn đầu của bệnh 

  • Giúp giảm cơn đau chân và tình trạng sưng phù nhẹ ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân.
  • Giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
Mức áp lực trung bình 15-20 mmHg ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Mức áp lực trung bình 15-20 mmHg ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Dùng sau khi điều trị xơ hóa để ngăn chặn bệnh tái xuất hiện.
  • Mức độ nén phù hợp được sử dụng cho người đi du lịch đường dài.

Mức áp lực điều trị 20-30 mmHg – giai đoạn bệnh tiến triển  

  • Ngăn ngừa và làm giảm giãn tĩnh mạch mạng nhện đang nổi hằn trên da.
  • Dùng sau khi thực hiện các biện pháp điều trị y tế để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái lại.
Dùng vớ sau khi thực hiện các biện pháp điều trị y tế ngăn ngừa bệnh tái lại
Dùng vớ sau khi thực hiện các biện pháp điều trị y tế ngăn ngừa bệnh tái lại
  • Giúp điều trị phù nề nghiêm trọng hoặc phù nề bạch huyết.
  • Ngăn ngừa loét và biểu hiện của hội chứng sau huyết khối.
  • Giúp giảm viêm tắc tĩnh mạch nông.
  • Ngăn ngừa hạ đường huyết khi đứng lên, ngồi xuống.
Mức áp lực điều trị 20-30 mmHg giúp ngăn ngừa hạ đường huyết
Mức áp lực điều trị 20-30 mmHg giúp ngăn ngừa hạ đường huyết khi đứng lên, ngồi xuống

Mức áp lực điều trị nặng 30-40 mmHg – giai đoạn bệnh nặng

  • Giảm các triệu chứng khi bệnh nặng như: sưng phù to không khỏi, da đổi màu dị thường, tĩnh mạch trương phồng lên da.
  • Giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Hỗ trợ chữa trị phù nề nặng và phù bạch huyết.
  • Ngăn ngừa tĩnh mạch bị loét.
Mức áp lực điều trị nặng 30-40 mmHg ngăn ngừa tĩnh mạch bị loét
Mức áp lực điều trị nặng 30-40 mmHg ngăn ngừa tĩnh mạch bị loét

Lưu ý: trên đây là thông tin chung cho bạn tham khảo. Để chọn được đúng loại vớ y khoa phù hợp với tình trạng bệnh của bạn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để khám chữa và được tư vấn nhé.

4. Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch Sankom phù hợp cho mọi người

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch SANKOM là sản phẩm khoa học tiên tiến đột phá đến từ Thụy Sỹ. Sản phẩm đã được các chuyên gia nổi tiếng thế giới cùng nhau nghiên cứu và phát triển, và dẫn đầu là Tiến sĩ Seigey Mazourik – chủ tịch điều hành và là người sáng lập Sankom Switzerland. Ông là một nhà khoa học nổi tiếng với gần 300 bằng phát minh sáng chế trên nhiều lĩnh vực.

Thụy Sỹ là đất nước tiên tiến về sản xuất tất trị liệu suy tĩnh mạch
Thụy Sỹ là đất nước tiên tiến về sản xuất tất trị liệu suy tĩnh mạch

Đến hiện tại, tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch SANKOM đã khắc phục được những nhược điểm thường gặp của các dòng tất y khoa khác nhờ những ưu điểm vượt trội, thậm chí sở hữu những công nghệ độc quyền mà không ai có được như:

  • Thiết kế theo giải phẫu – đạt sáng chế độc quyền giúp bảo vệ gan bàn chân.
  • Mô phỏng chức năng sinh học của chân, giúp giảm áp lực cho các van tĩnh mạch, ngăn ngừa và điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch.
Cải tiến ưu việt của tất trị liệu SANKOM
Cải tiến ưu việt của tất trị liệu SANKOM
  • Vùng cổ chân thiết kế đặc biệt ngăn ngừa chấn thương cổ chân và mắt cá chân (bong gân, trật khớp,…).
  • Các dải nén áp lực hình chữ U thúc đẩy lưu thông máu và tạo sự thoải mái cho người dùng.
  • Sử dụng chất liệu tự nhiên mềm mại giúp ngăn chặn rộp nước, chai chân. 

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch SANKOM đang có 4 size tiêu chuẩn như bảng bên dưới. Bạn có thể dựa vào kích cỡ giày của mình và chọn size phù hợp nhé.

SANKOM SIZE S/M L/XL
EU SHOE SIZE 38-42 42-46
US SHOE SIZE 7-10 10-39

5. Đeo vớ y khoa lúc nào tốt nhất?

Nên đeo vớ y khoa vào ban ngày và không đeo vớ khi nằm
Nên đeo vớ y khoa vào ban ngày và không đeo vớ khi nằm

Với những người có nguy cơ bị huyết khối nên dùng vớ y khoa mỗi ngày thay thế cho tất thời trang thông thường  để phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Việc đeo vớ nên diễn ra vào ban ngày vì mọi hoạt động đều diễn ra khi đó. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc suy giãn tĩnh mạch nặng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi chọn và mua vớ y khoa.

Sau mỗi 3 tiếng, bạn có thể tháo vớ ra khoảng một tiếng để chân dần thích nghi và được thoải mái. Đặc biệt, bạn không được đeo vớ khi ngủ, điều này sẽ khiến chân bị siết chặt, cản trở máu lưu thông, gây tê bì và tím tái chân.

Có thể bạn quan tâm Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn, hợp vệ sinh

6. Những câu hỏi thường gặp tìm hiểu cách chọn size vớ y khoa

6.1. Mang sai kích thước vớ y khoa có tác hại gì không?

Cách chọn size vớ y khoa không đúng có thể khiến máu bị ứ trệ nặng hơn
Cách chọn size vớ y khoa không đúng có thể khiến máu bị ứ trệ nặng hơn

Vớ y khoa nếu sai kích thước sẽ không còn tác dụng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất. Không những vậy, việc mang sai kích thước còn có thể phản tác dụng khiến máu bị ứ trệ nặng hơn do chân bị bó chặt.

Khi mang vớ lần đầu, người bệnh có thể thấy ngứa và hơi khó chịu, đó là điều bình thường vì bạn chưa quen mang vớ y khoa. Nhưng nếu sau vài ngày mà tình trạng này vẫn xảy ra thì bạn nên xem lại cách chọn size vớ y khoa vì có thể kích thước của vớ chưa đúng, vớ có thể bị dơ, mua nhầm vớ y khoa giả,…

Xem thêm 3 tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách ai cũng cần biết

6.2. Mua vớ y khoa ở đâu?

Mua vớ y khoa tại những hiệu thuốc, bệnh viện, phòng khám,... lớn và uy tín
Mua vớ y khoa tại những hiệu thuốc, bệnh viện, phòng khám lớn và uy tín

Vớ y khoa phải được mua tại những hiệu thuốc, bệnh viện, phòng khám,… lớn và uy tín. Hơn nữa những địa chỉ này cần có nhân viên y tế tư vấn giàu kinh nghiệm với căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, bạn có thể đặt mua tất trị liệu giãn tĩnh mạch uy tín trên website chính thức của các thương hiệu nhé.

Tóm lại, để nắm được cách chọn size vớ y khoa đúng chuẩn cần có sự hiểu biết thật kỹ về sản phẩm cũng như bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vớ được phân chia thành 4 kiểu cơ bản là vớ gối, vớ đùi, vớ bít ngón, vớ có ngón cùng với bảng size vớ tiêu chuẩn (tùy theo từng thương hiệu). Do đó, bạn nên tham khảo bảng size riêng của các bên để không chọn nhầm size vớ nhé!

5/5 - (2 bình chọn)