Ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi, chương trình giảm cân đều có những đặc thù khác nhau. Đối với lứa tuổi trẻ em, để đưa trọng lượng về mức hợp lý, cần có sự nỗ lực rất lớn bởi đây là giai đoạn rất quan trọng, giảm cân phải không được ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Chương trình giảm cân bằng phương pháp: "Dinh dưỡng trực quan" sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những hướng dẫn thiết thực nhất để đảm bảo quản lý và kiểm soát cân nặng cho Trẻ một cách khoa học, an toàn hiệu quả. Giai đoạn trước 20 tuổi là giai đoạn đang phát triển thể chất, chưa phải giai đoạn ổn định về cân nặng và chiều cao, nên xác định tình trạng thừa cân béo phì cũng có nhiều điểm khác biệt so với người lớn. Tình trạng béo phì ở trẻ em được xác định như sau:
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao ² (m²) |
Tình trạng | Phạm vi |
Thiếu cân | < 5th |
Trọng lượng khỏe mạnh | 5th- 85th |
Thừa cân | 85th – 95th |
Béo phì | ≥ 95th |
2. Những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng thừa cân béo phì ở trẻ em
Tìm đúng ra nguyên nhân gây thừa cân béo phì là đã tìm được 50% giải pháp quản lý cân nặng. Các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu đúng các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì của con cái để có những giải pháp phù hợp nhất. Những nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em chủ yếu là:
- Tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết.
- Thiếu vận động.
- Ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng, quá vui vẻ.
- Di truyền có tính chất gia đình.
- Một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa
3. Các nguy cơ cho sức khỏe và tương lai của trẻ thừa cân béo phì:
Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…
Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.
Những trẻ béo phì thường bị chi phối bởi cảm xúc đói gây thiếu tập trung và thường ảnh hưởng đến vấn đề họp tập và nhận thức. Do đó việc quản lý và kiểm soát trọng lượng của trẻ là một việc làm quan trọng nó giúp cho trẻ có một sức khỏe và một tinh thần tốt và một tương lai tươi sáng.
4. Mục tiêu quản lý cân nặngĐặc điểm khác biệt trong quản lý cân nặng của trẻ em, đó là mặc dù kiểm soát trọng lượng cho trẻ nhưng đây lại là công việc của người lớn. việc quản lý và kiểm soát cân nặng cho trẻ có thành công hay không lại phụ thuộc vào sự nỗ lực của các bậc cha mẹ. Bởi vì trẻ con chưa ý thức được nhiều trong vấn đề này và dinh dưỡng của trẻ phần nhiều do cha mẹ quyết định.
Trước khi thực hiện chương trình giảm cân (quản lý cân nặng) cho trẻ, bạn nên đặt mục tiêu cụ thể. Khác với lứa tuổi trưởng thành, quản lý cân nặng là phải giảm cân, trẻ em đang ở giai đoạn phát triển thì giữ được cân nặng và phát triển chiều cao cũng là cách quản lý cân nặng rất tốt.
Bạn có thể xây dựng & xác định mục tiêu kiểm soát và quản lý trọng lượng của trẻ căn cứ bảng sau:

- Không như người trưởng thành, trẻ em vẫn đang còn ở giai đoạn phát triển về tầm vóc, nên phần lớn các trường hợp trẻ thừa cân (BMI: 85th-95th) duy trì cân nặng được khuyến khích, trừ trường hợp có biến chứng (như tăng lipid máu, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề hình thể và bệnh tâm lý nghiêm trọng…).
- Duy trì cân nặng cho trẻ, trong khi trẻ vẫn phát triển chiều cao bình thường đồng nghĩa với việc BMI giảm theo, sức khỏe của trẻ sẽ được cải thiện. Những trường hợp béo phì (BMI ≥ 95th), giảm cân là việc cần thiết, nhưng không nên giảm quá 1,5kg mỗi tháng). Để đạt được điều đó, trẻ phải giảm khẩu phần ăn khoảng 300-450 Kcal/mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất để tiêu tốn thêm 200-300 Kcal mỗi ngày so với hiện tại hay so với nhu cầu cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì căn cứ các nguyên tắc của dinh dưỡng trực quan
Để quản lý cân nặng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ là điều hết sức quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần chú ý. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, duy trì được cân nặng hoặc giảm cân phải không được ảnh hưởng tới phát triển bình thường của trẻ. Muốn vậy, mỗi phụ huynh phải nắm rõ được nhu cầu năng lượng cũng như nhu cầu vitamin và khoáng chất phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thiết thực nhất với con mình, bạn cân có cuốn nhật ký ghi lại cân nặng và chế độ ăn/năng lượng dung nạp hàng ngày của con. Xem các bữa ăn ảnh hưởng thế nào tới cân nặng của con mình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất. Chương trình giảm cân Sankom đưa ra những hướng dẫn như sau để quản lý cân nặng:
- Xác định năng lượng cần thiết mà trẻ cần tiêu thụ mỗi ngày. Ban đầu bạn dựa vào bảng nhu cầu năng lượng, đây là nhu cầu trung bình theo lứa tuổi mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, sau đó, tùy thuộc vào kết quả đạt được mà bạn có những điều chỉnh cho phù hợp, vì thực tế với mỗi người thì nhu cầu này sẽ khác nhau một chút.
- Từ việc xác định năng lượng cần cung cấp, cho trẻ, dựa vào bảng hàm lượng calo trong thực phẩm bạn sẽ xác định trước được khẩu phần ăn cần cung cấp cho trẻ mỗi bữa ăn & mỗi ngày. Ban đầu chưa quen, việc này sẽ hơi mất thời gian cho bạn, nhưng chỉ cần sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều, và nó sẽ trở thành kỹ năng của bạn.
- Dựa vào thời gian biểu các hoạt động của trẻ, bạn cho trẻ ăn tại những thời điểm phù hợp với trẻ, có hiệu quả trong quản lý cân nặng mà lại không ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ.
- Trẻ thừa cân béo phì thường có xu hướng ăn nhiều và thích ăn, nên để quản lý cân nặng, bạn không nên trữ nhiều đồ ăn vặt năng lượng cao trong nhà, không nên cho tiền để bé tự đi ăn vặt. Việc đó làm cho quá trình kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ rất khó.
- Không nên để trẻ vào trạng thái đói dữ dội hoặc trạng thái ăn quá no. Vì chúng là nguyên nhân gây tình trạng ăn quá nhiều ở trẻ, khiến trẻ dẫn tới thừa cân béo phì.
- Hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đúng bữa; ăn đúng khẩu phần; nhai kỹ; tập trung trong bữa ăn; hạn chế tối đa việc ăn vặt của trẻ điều này sẽ dần giúp trẻ có được thói quen ăn uống đúng cách
- Giảm tối đa thời gian xem truyền hình, sử dụng máy tính chơi game của trẻ thừa cân béo phì thay thế bằng các hoạt động thể chất nhất là các hoạt động ngoài trời.
GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐỂ GIẢM CÂN, KIỂM SOÁT TRỌNG LƯỢNG CỦA TRẺ THỪA CÂN & BÉO PHÌ:
- Cho trẻ sử dụng sản phẩm đặc chế Sankom Dietary Fibers (Sản phẩm dinh dưỡng trực quan tiêu chuẩn) trước mỗi bữa ăn khoảng 30-45 phút, hoặc khi trẻ thấy đói, đòi ăn vặt. Nhai kỹ và dùng kèm theo 1 cốc nước (250ml). Bạn có thể điều chỉnh giảm khẩu phần bữa ăn của trẻ mà vẫn mang lại cảm giác thỏa mãn cho chúng.
- Với đặc tính đặc biệt của sản phẩm khi sử dụng sẽ có tác dụng cắt cơn đói mang lại cảm giác thỏa mãn cho trẻ một cách tự nhiên và hoàn toàn không gây bất kỳ một tác dụng bất lợi nào cho sức khỏe, trẻ sẽ không bị dằn vặt và chi phối bởi cơn đói do đó dễ dàng quản lý kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ một cách hợp lý khoa học. Sankom dietary fibres được đóng gói dưới dạng viên nhai hết sức tiện dụng kèm theo hương vị quyến rũ đảm bảo sự hấp dẫn và không gây nhầm chán đối với trẻ nhỏ.
- Hành vi ăn vặt các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng (Bánh kẹo, chè kem, nước uống chứa ga..) của trẻ thường gây ra hậu quả dung nạp thừa năng lượng là nguyên nhân quan trọng gây thừa cân và béo phì, để khác phục hiện tượng này nên cho trẻ sử dụng Sankom dietary fibres như một bữa ăn phụ vào các thời điểm trẻ thường có hành vi thèm ăn vặt.
+ Việc kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ dung nạp hàng ngày trở nên dễ dàng và bạn có thể chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ phù hợp với chúng mà không phải lo lắng về sức ép chụi đựng cơn đói của trẻ
+ Sankom Dietary Fibers còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giải độc cơ thể và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
- Liều lượng và cách sử dụng:
Tuổi | Liều lượng | Thời điểm sử dụng | Chú ý |
4 - 7 | 1 - 3 viên/ ngày | -Trước bữa ăn 30 – 45 phút; -Thời điểm trẻ cảm thấy đói hoặc thời điểm trẻ hay ăn vặt | Uống kèm 150 -200ml nước mỗi viên |
8 - 12 |
2 – 5 viên/ ngày | -Trước bữa ăn 30 – 45 phút; -Thời điểm trẻ cảm thấy đói hoặc thời điểm trẻ hay ăn vặt | Uống kèm 200ml nước mỗi viên |
>13 - 15 |
3 – 6 viên/ ngày | -Trước bữa ăn 30 – 45 phút; -Thời điểm trẻ cảm thấy đói hoặc thời điểm trẻ hay ăn vặt | Uống kèm 250ml nước mỗi viên |
* Trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng thêm 01 viên Sankom dietary fibres + 250ml nước cho trẻ sau bữa ăn
khoảng 1 - 1,5h để tăng cường cảm giác thỏa mãn của trẻ ( Nhất là sau bữa tối đối với trẻ lớn thức đêm học bài) Hoạt động thể chấtĐể sử dụng calo hiệu quả, cả gia đình nên giúp trẻ hoạt động thể chất tích cực hơn. Để tăng calo tiêu thụ 200-300 kcal từ hoạt động thể chất, trẻ nên hoạt động thể chất khoảng 60 phút mỗi ngày. Nên sáng tạo những trò chơi thể chất (cả gia đình cùng dọn nhà, làm vườn, picnic, chơi thể thao…) để trẻ cảm thấy ham thích hơn trong việc tăng hoạt động thể chất.
Nên giảm thời gian trẻ chơi các trò chơi ít hoạt động như ngồi máy vi tính và xem tivi. Đặc biệt là không nên dung nạp năng lượng trong khi xem tivi hoặc máy vi tính. Thời gian cho trẻ xem tivi và ngồi máy vi tính không nên quá 14h mỗi tuần.
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC, KIÊN TRÌ VỚI MỤC TIÊU QUẢN LÝ CÂN NẶNG CỦA TRẺ VÀ ÁP DỤNG ĐÚNG KHUYẾN NGHỊ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT CÂN NẶNG BẰNG DINH DƯỠNG TRỰC QUAN CÙNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG TRỰC QUAN SANKOM DIETARY FIBRES, CHẮC CHẴN CON BẠN SẼ CÓ MỘT CUỘC SỐNG LÀNH MẠNH, MỘT SỨC KHỎE TỐT VỮNG BƯỚC TỚI TƯƠNG LAI.