Vào giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện cụ thể. Sau một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu, phù nề, vết loét khó lành và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Không chỉ vậy, bệnh còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Chứng giãn tĩnh mạch chân là gì
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng ứ đọng máu ở tĩnh mạch chân khiến tăng áp suất trong tĩnh mạch và tĩnh mạch càng giãn rộng. Về sau lưu lượng máu động mạch tuần hoàn chi dưới của người bệnh sẽ giảm dần.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của chứng giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện các đường vân màu tím hoặc xanh trên chân.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân
Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn khiến tĩnh mạch đã mất đi sự đàn hồi cần thiết, tĩnh mạch hoạt động yếu hơn, gây ra sự trào ngược dòng máu thay vì chảy về tim và ứ đọng tại 1 vùng trên cơ thể. Làm cho thành tĩnh mạch bị viêm, giãn ra và phồng to để lưu thông gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phụ nữ càng lớn tuổi sẽ càng có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch ở chân cao hơn.
Gen di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị suy giãn tĩnh mạch, tỉ lệ mắc bệnh sẽ là 50%. Thống kê thấy con cái gần như là tuyệt đối sẽ bị nếu cả cha lẫn mẹ đều chịu ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Béo phì và thừa cân: Làm tăng thể tích máu trong hệ tuần hoàn, từ đó tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân làm cho những vết hằn của tĩnh mạch dần trở nên dày đặc hơn.
Ít vận động: Hầu hết mắc phải bệnh này do việc giữ tư thế ngồi quá lâu hoặc đứng nhiều giờ liên tục gây nên cảm giác mệt mỏi bởi ít vận động. Do đó tĩnh mạch yếu đi và dần phát triển theo chiều hướng xấu.
Chấn thương ở chân: Tĩnh mạch là loại mạch máu rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng. Việc xảy ra cú va chạm có thể làm van bị suy yếu và hư hỏng, sau đó máu bị rò rỉ về gây nên sự tích tụ máu trong cơ thể.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết ở giai đoạn ban đầu. Lúc đầu, người bệnh chỉ xuất hiện cảm giác hơi tức, hơi khó chịu ở chân, có cảm giác nóng và ngứa chân.
Hoặc vào thời điểm cuối ngày hoặc khi bệnh nhân phải đứng quá lâu. Người bệnh sẽ có cảm giác kiến bò hoặc kim châm ở bắp chân, hay bị chuột rút,… Ở giai càng về sau còn có thể thấy những mạch máu nhỏ xuất hiện trên bề mặt da. nhưng ở những trường hợp không bị giãn nhiều, các triệu chứng này có thể biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi, vì thế nhiều người dễ bỏ qua triệu chứng.
Một số triệu chứng giãn tĩnh mạch:
– Bắp chân bị căng tức và có cảm giác mỏi chân.
– Thường xuyên bị chuột rút hoặc có cảm giác như kiến bò ở chân
– Vùng mắt cá chân người bệnh sẽ thường bị sưng hoặc ngứa.
– Ở da đùi, đầu gối hay mắt cá chân sẽ bị viêm da xanh
– Da chân người bệnh sẽ bị đổi màu, nhiễm trùng phần mô mềm ở gần mắt cá chân.
Chứng giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không
Giãn tĩnh mạch sẽ làm cho người bệnh đau tức, ngứa, chảy máu,… rất khó chịu nhưng không gây ra nguy hiểm ngay lập tức. Nhưng sẽ xuất hiện những huyết khối gần vùng giãn tĩnh mạch, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh gặp phải vấn đề này tỉ lệ không cao.
Với trường hợp xuất hiện các cục máu tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng xung quanh hoặc một chân sưng to bất thường kèm theo tình trạng đổi màu vùng da tĩnh mạch thì người bệnh cần được điều trị sớm.
Phụ nữ mang thai cũng thường bị suy giãn tĩnh mạch cần điều trị sớm vì vẫn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng với những biểu hiện đột ngột sưng đau ở đùi, chân, đau nhiều khi đứng hoặc bị sốt nhẹ.
Khắc phục các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân bằng cách nào?
Một số phương pháp điều trị bệnh giúp cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch:
– Phương pháp xơ hóa: Ở trường hợp tĩnh mạch nông dưới da. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc gây xơ hóa tiêm ở những mạch máu đang bị tổn thương. Người bệnh cần tiêm đủ liều thuốc cho đến khi tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện hoàn toàn.
Tiêm thuốc gây xơ hóa để điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
– Sử dụng laser đốt bỏ tĩnh mạch: Những tĩnh mạch căng giãn sẽ được làm xẹp lại bằng sức nóng của tia laser. Nguồn tia laser này sẽ chiếu vào vùng tĩnh mạch bị tổn thương bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.
– Sử dụng tất y khoa: Đôi tất đặc biệt này sẽ ôm sát chân và có tác dụng đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn, tránh gây ra các huyết khối. Đây là phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch không cần dùng thuốc rất hiệu quả và sử dụng khá phổ biến.
Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh lý cấp tính nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ có triệu chứng giãn tĩnh mạch thì bạn không nên chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và được điều trị kịp thời.