Giải pháp trị liệu suy giãn tĩnh mạch sáng tạo khoa học

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch không khó nếu có giải pháp trị liệu đúng và kịp thời. Ngoài các giải pháp trị liệu suy giãn tĩnh mạch tại bệnh viện, tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch cũng rất được các bác sĩ khuyên dùng. Và sự thật là sản phẩm này có hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở cả nam lẫn nữ.

1. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA HỆ TUẦN HOÀN TĨNH MẠCH CHÂN

Một trong những cơ chế chính để máu tĩnh mạch tại chi dưới quay trở về tim là dựa vào áp lực của bàn chân lên hệ tĩnh mạch Léjard & lực ép của các cơ vùng cẳng chân điều này được ví như: “ Trái tim thứ 2” của cơ thể. Trương lực của các cơ vùng cẳng chân tạo ra lực ép nhu động lên các tĩnh mạch kết hợp sự hoạt động của các van một chiều trong tĩnh mạch sẽ giúp đưa máu vượt qua sức cản của trọng lực trở về tim đồng thời ngăn cản sự ứ đọng máu nghèo oxi tại tĩnh mạch ở chi dưới.

Khi cơ vùng cẳng chân co (2) máu được dồn đẩy vào các tĩnh mạch sâu  như tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch đùi. Khi cơ  giãn (1) các van một chiều mở ra cho máu lưu chuyển từ hệ thống tĩnh mạch nông vào hệ thống tĩnh mạch sâu qua các van tĩnh mạch xuyên. Nhờ hoạt động vận cơ (lúc vận động) mà dòng chảy trong tĩnh mạch luôn được duy trì và nhờ đó mà áp lực tĩnh mạch giảm dần từng nấc từ ngoại vi về trung tâm. Bên cạnh đó, nhờ chức năng của hệ thống van mà máu trong tĩnh mạch chân cũng được chia thành nhiều khoang và chính các van này đóng vai trò như giá đỡ phần cột máu bên trong từng khoang và làm cho áp lực bên trong tĩnh mạch sẽ không bị gia tăng, không bị tụ máu ở phía dưới do trọng lực khi cơ thể đang ở tư thế đứng. Chính vì vậy các yếu tố tác động làm giảm lưu lượng tuần hoàn và tăng áp lực nội mạch như: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, phụ nữ mang thai, hoạt động thể thao cường độ cao, giảm trương lực cơ người già là những nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

2. CƠ CHẾ BỆNH SINH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Trong lòng tĩnh mạch có các van nhỏ hoạt động một chiều giúp máu chảy về tim và đóng lại nhằm ngăn máu chảy ngược lại do tác động của trọng lực. Khi các van này suy giảm chức năng hoặc bị hư tổn sẽ khiến máu chảy ngược xuống phía dưới gây ùn ứ, rối loạn huyết động, phình giãn thành tĩnh mạch. Điều này gây sai lệch chức năng của van một chiều, dẫn đến hiện tượng suy giãn tĩnh mạch ngày một nặng hơn.

Bệnh có thể tiến triển gây viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đột quỵ,… và trở nên nguy hiểm khi không được phòng ngừa và trị liệu kịp thời.

Đến đây chắc bạn đã hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch là gì rồi phải không?

3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG HỖ TRỢ TUẦN HOÀN TĨNH MẠCH CHÂN CỦA TẤT SANKOM

Bản quyền sáng chế đầu tiên và duy nhất trên thế giới với thiết kế sinh trắc mô phỏng giải phẫu và chức năng sinh học của cơ thể. Tất trị liệu sankom tạo ra lực nén đa tầng với áp lực giảm dần từ dưới lên trên và thay đổi một cách chủ động có tính chu kỳ mô phỏng hoạt động vận cơ và chức năng sinh lý của hệ tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới có tác dụng thúc đẩy tăng lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch, cân bằng áp lực nội mạch giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch, hạn chế sự  ứ trệ tuần hoàn cung cấp oxi cho mô, hạn chế sự gia tăng tích lũy acid lactic giảm hiện tượng đau mỏi cơ, cùng với chất liệu đặc biệt và thiết kế hỗ trợ chức năng vận động giúp thoải mái khi sử dụng và hạn chế tối đa các nguy cơ sang chấn nhất là chạy bộ hoặc trong các hoạt động thể thao cường độ cao.

  1. Dải nén hình chữ U kép tạo áp lực  lên hệ tĩnh mạch Léjard của gan bàn chân  giúp hỗ trợ thúc đẩy lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch vùng gót chân, bàn chân lên phía trên và ngăn máu tĩnh mạch trào ngược xuống phía dưới.
  2. Dải nén tạo áp lực hình chữ U tầng thứ 2 với vector lực ép hướng lên phía trên giúp hỗ trợ chức năng các van tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn vùng 1/3 dưới của cẳng chân giúp giữ máu lại & ngăn nó trào ngược trở lại xuống phía dưới.
  3. Dải nén tạo áp lực hình chữ U tầng thứ 3 với vector lực ép hướng lên phía trên giúp hỗ trợ chức năng các van tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn vùng 1/3 giữa của cẳng chân và ngăn máu dồn ngược xuống phía dưới.
  4. Dải nén tạo áp lực hình chữ U tầng thứ 4 với vector lực ép hướng lên phía trên giúp hỗ trợ chức năng các van tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn vùng 1/3 trên của cẳng chân đưa máu lên  tĩnh mạch kheo, tĩnh mạch đùi phía trên và giữ cho máu không dồn ngược trở lại xuống phía dưới.

4. THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢC CẤP BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Tất trị liệu SANKOM cấu tạo bởi 3 dải tạo áp lực hình chữ U đơn và 1 dải tạo áp lực hình chữ U kép được liên kết với nhau bằng lớp đàn hồi với thiết kế đặc biệt như  vậy tất SANKOM sẽ tạo ra 4 tầng áp lực khác nhau với lực nén giảm dần từ dưới lên trên mô phỏng áp lực thủy tĩnh sinh lý và hiệu ứng trương lực cơ cẳng chân khi vận động giúp hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch và chức năng của các van một chiều, bình thường hóa áp lực nội mạch giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Thiết kế theo giải phẫu riêng cho từng bên chân (Trái-Phải) bảo đảm hỗ trợ hiệu quả chức năng vận động của chân.

5. THIẾT KẾ SÁNG TẠO HỖ TRỢ HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG

6. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỚI CÁC LOẠI TẤT TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG

TẤT NÉN TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG TẤT TRỊ LIỆU SANKOM ACTIVE COMPRESSION SOCKS

1. Hỗ trợ thụ động bởi thiết kế với lực nén đều cố định theo  toàn bộ chu vi của cẳng chân do đó thiết kế này sẽ chỉ có thể hỗ trợ giảm hiện tượng giãn hở van tĩnh mạch

1. Thiết kế tạo lực nén có vector  hướng lên phía trên với các dải nén đàn hồi bán phần hình chữ U lên mặt sau của cẳng chân giúp loại bỏ hiện tượng căng chật và nguy cơ tăng áp lực nội mạch, tạo cảm giác hoàn toàn thoải mái dễ chịu cho người sử dụng.
2. Thiết kế này gây ra cảm giác căng chật khó chịu, khó sử dụng cho người dùng không hỗ trợ chức năng của các tĩnh mạch nông, dễ gây hiện tượng tăng áp lực nội mạch hoặc cản trở tuần hoàn làm hạn chế khả năng tự điều chỉnh của hệ tuần hoàn. 2. Thiết kế hỗ trợ chức năng sinh học với lực nén theo chu kỳ đa cấp độ mô phỏng lực nén của trương lực cơ cẳng chân giúp thúc đẩy lưu thông và cải thiện tuần hoàn máu tĩnh mạch chân một cách chủ động
3. Thiết kế không hỗ trợ các chức năng vận động như: Bảo vệ khớp cổ chân, dây chằng cân cơ gan bàn chân, mũi chân, giảm tải ma sát. 3. Thiết kế hỗ trợ chức năng vận động ngăn ngừa nguy cơ sang chấn cho người sử dụng.

Bằng sáng chế độc quyền trên toàn thế giới

Chứng nhận sản phẩm y tế – Class 1 Medical Device

Đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt lưu hành

Chứng nhận nghiên cứu lâm sàng tại Hoa Kỳ No. NCT 03445091

7. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA TẤT TRỊ LIỆU SANKOM ACTIVE COMPRESSION SOCKS

  1. Trị liệu, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ và tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch cho các đối tượng: Người hoạt động thể thao; Người ít vận động bị thừa cân béo phì; Phụ nữ mang thai; Những người thường xuyên di chuyển; Người ngồi nhiều hoặc đứng nhiều; Người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
  2. Theo chỉ định của bác sĩ, sau các thủ thuật ngoại khoa can thiệp hoặc điều trị laser nội mạch để phòng ngừa tái phát bệnh suy giãn tĩnh mạch.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG CỦA TẤT TRỊ LIỆU SUY GIÃN TĨNH MẠCH SANKOM ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ TRÊN THƯ VIỆN Y HỌC QUỐC GIA HOA KỲ SỐ: NCT 03445091

4.8/5 - (100 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *