Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tại nhà đơn giản, hiệu quả

Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người thường xuyên phải ngồi/đứng trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bạn có chế độ luyện tập thể dục, vận động thể thao hợp lý và đều đặn thì sẽ hạn chế việc mắc phải bệnh lý này. Bên cạnh đó, vẫn còn các phương pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả đã được tổng hợp lại trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một chứng bệnh đang khá phổ biến hiện nay với nguyên nhân hình thành bệnh rất đa dạng. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là điều quan trọng mà ai cũng cần phải biết.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai

Trong rất nhiều nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch thì những điều dưới đây là lý do phổ biến nhất mà ai cũng có khả năng gặp phải:

  • Nếu bạn đang có một công việc bắt buộc phải đứng/ngồi trong thời gian dài (nhiều giờ liên tục) thì sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở chân, khiến máu tích tụ và gia tăng tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Khi phụ nữ mang thai, họ có thể bị suy giãn tĩnh mạch vì hormone tăng lên khiến cơ thể thay đổi, đồng thời tử cung giãn rộng cũng là nguyên nhân gây chèn ép lên tĩnh mạch chân.
Phụ nữa mang thai có thể mắc suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữa mang thai có thể mắc suy giãn tĩnh mạch
  • Người béo phì không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao mà còn cả suy giãn tĩnh mạch. Cân nặng vượt mức khỏe mạnh sẽ khiến chân phải chịu tác động khá lớn, từ đó gây ra sự tắc nghẽn cho tuần hoàn tĩnh mạch ở chân.

2. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch nên biết

Vì suy tĩnh mạch chân là căn bệnh tiến triển một cách âm thầm, khó phát hiện bệnh từ sớm nên việc áp dụng các cách phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ là rất quan trọng. Việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tốt có thể giúp bệnh không phát triển tồi tệ hơn và và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

2.1. Mang giày dép thoải mái

Hạn chế mang giày cao gót, dép đế độn quá cao hoặc giày không vừa size vì những loại giày này đều tạo áp lực lên hệ tĩnh mạch chân, khiến máu vận chuyển khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không buộc dây giày quá chặt khiến máu khó vận chuyển xuống bàn chân, làm chân bị tê.

Mang giày cao gót khiến máu vận chuyển khó khăn hơn bình thườn
Mang giày cao gót khiến máu vận chuyển khó khăn hơn bình thường

Khi lựa chọn giày dép, bạn hãy ưu tiên những loại đế thấp dưới 3 cm, đế giày êm ái không cứng cọ vào chân, kích thước vừa chân, thoải mái khi vận động. Một đôi giày như thế sẽ góp phần giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm khả năng mắc bệnh suy tĩnh mạch. Có thể nói đây là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả và đơn giản nhất.

2.2. Không ngồi chéo chân

Ngồi vắt chéo chân dễ bị suy giãn tĩnh mạch
Không ngồi chéo chân là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Tư thế ngồi chéo chân sẽ gây khó khăn cho hệ tuần hoàn máu chi dưới. Để hạn chế hiện tượng ùn ứ máu trong tĩnh mạch chân, bạn hãy giữ cho chân thả lỏng xuôi xuống dưới, đặt bàn chân chạm mặt đất khi đang ngồi. Cách làm này vừa hạn chế triệu chứng sưng đau, vừa bảo vệ sức khỏe thành tĩnh mạch của bạn, là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

2.3. Không tắm nước ấm vào sáng sớm

Tắm nước ấm vào sáng sớm sẽ khiến các mạch máu hoạt động mạnh hơn. Nhiệt độ nước cao khiến mạch máu giãn ra nhiều hơn bình thường, máu sẽ đổ dồn về chân và tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch.

Tắm nước ấm vào sáng sớm khiến các mạch máu bị giãn
Tắm nước ấm vào sáng sớm khiến các mạch máu bị giãn

Vì vậy, bạn nên tập thói quen tắm nước mát hoặc âm ấm vừa đủ vào buổi sáng để cơ thể sảng khoái và duy trì sự linh hoạt của các tĩnh mạch, ngoài ra còn giúp giảm nhẹ các cơn đau nhức chân.

2.4. Cải thiện thói quen ăn uống

Dùng nhiều rượu, bia và hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây ra các bệnh về mạch máu. Các chất kích thích này gây rối loạn trao đổi chất và làm tổn hại cơ thể từ bên trong.

Thêm vào đó, để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, bạn cần tránh các đồ ăn mặn (chứa nhiều natri) để cơ thể không bị tích nước, làm tăng thể tích của máu khiến thành tĩnh mạch chịu một áp lực dòng chảy lớn và giãn ra.

Vớ y khoa giúp bơm máu vè tim tốt kể cả khi bạn lười vận động
Đồ ăn mặn làm tăng thể tích của máu khiến thành tĩnh mạch chịu một áp lực dòng chảy lớn và giãn ra

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, kali, nhóm chất béo tốt là những gì bạn cần bổ sung để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Tham khảo thêm Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?

2.5. Hạn chế mặc quần áo bó sát

Mặc trang phục ôm sát cơ thể không chỉ làm bạn thấy bức bối, khó chịu mà còn làm quá trình lưu thông máu không hiệu quả. Đặc biệt, những loại quần áo bó sát, ít co dãn như jeans, kaki,… có thể gây tăng áp lực lên tĩnh mạch và cản trở sự tuần hoàn tại chi dưới.

Do đó, việc lựa chọn quần áo phù hợp, thoải mái và rộng rãi là một trong những cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên lưu ý. Từ việc cải thiện lưu thông máu, điều này sẽ giúp giảm sưng đau, tê bì nhức mỏi chân.

2.6. Không ở nơi nóng quá lâu

Khi vào hè nhiệt độ tăng cao sẽ làm mạch máu vô tình giãn ra, tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch và khiến các triệu chứng chuyển biến tệ hơn. Chính vì thế, bạn đừng nên ở nơi nắng nóng quá lâu (trên 1 tiếng) nhé.

Trời nắng nóng sẽ làm mạch máu giãn ra khiến các triệu chứng chuyển biến tệ hơn
Trời nắng nóng sẽ làm mạch máu giãn ra khiến các triệu chứng chuyển biến tệ hơn

Trong trường hợp bắt buộc bạn phải ra ngoài vào lúc trời nắng gắt (ví dụ giữa trưa) hãy nhớ thoa kem chống nắng trước đó 15 – 30 phút và mặc áo khoác, đội mũ trùm kín cơ thể để da không bị tia UV làm tổn thương và nhiệt độ cơ thể không bị quá nóng nhé.

2.7. Đi bộ đều đặn

Co cơ là một cách giúp máu vận chuyển về tim hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn ít vận động thì cơ bắp ở chân sẽ yếu dần đi và giảm khả năng bơm máu về tim. Đi bộ làm các cơ xung quanh bắp chân được co duỗi liên tục, chỉ cần mỗi ngày bạn dành ra 15 – 30 phút đi bộ nhẹ nhàng thì quá trình lưu thông máu ở chân đã được cải thiện khá đáng kể. Ngoài ra, bơi lội và yoga cũng là sự lựa chọn tốt để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Vận động nhẹ nhàng, hợp lý để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Vận động nhẹ nhàng, hợp lý để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Tuy nhiên, đừng đi bộ đường dài cường độ cao vì khi vận động quá sức có thể dẫn đến tăng áp lực bụng, không tốt cho tình trạng giãn tĩnh mạch. Hãy thiết lập thời khóa biểu vận động hợp lý để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tốt nhất nhé.

Có thể bạn muốn biết Người tập thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì?

2.8. Kê chân cao hơn tim khi nằm

Việc kê cao chân có tác dụng giảm triệu chứng tê bì và chuột rút chân. Kê cao chân khi nằm nghỉ ngơi hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn tĩnh mạch. Nếu chân bạn thường xuyên sưng tấy, chuột rút thì nên kê thêm 2 – 3 chiếc gối dưới chân khi nằm, sao cho chân cao hơn tim khoảng 15 cm là được.

2.9. Tránh đứng/ngồi trong thời gian dài

Ngồi/đứng quá lâu là yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch mà nhiều người mắc phải. Thói quen này thường đến từ tính chất công việc của mỗi người như thợ cắt tóc, công nhân xây dựng, giáo viên, cảnh sát,… Khi duy trì một tư thế quá lâu sẽ làm quá trình lưu thông máu gặp khó khăn, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến thành mạch bị suy giãn.

Ngồi/đứng quá lâu là yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch mà nhiều người mắc phải
Tránh ngồi/đứng quá lâu để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Thay đổi thói quen này không khó, chỉ cần trong lúc làm việc bạn đứng lên đi lại 2-3 phút là đủ để cho đôi chân thoải mái. Nếu không tiện đi tới đi lui, bạn có thể tập các bài tập tại chỗ như nhón gót chân, xoay cổ chân, giãn cơ, yoga đơn giản nhẹ nhàng,… Thêm vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh tư thế cho đúng để xương khớp không bị ảnh hưởng và tránh cho hệ tĩnh mạch vô tình bị chèn ép.

2.10. Mang tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Nếu bạn là người muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, người mắc suy tĩnh mạch nhẹ trong giai đoạn đầu, người mới điều trị bệnh tại bệnh viện thì nên mang tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch.

Vớ y khoa trị liệu suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ bơm máu về tim
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ bơm máu về tim tốt hơn

Mang tất trị liệu có thể xem là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Loại tất này được thiết kế đặc biệt dùng trong y tế với lực nén ép chủ động hỗ trợ đẩy máu trở về tim tốt hơn, hạn chế cục máu đông xuất hiện.

Bạn có thể mang tất bất cứ lúc nào, trừ lúc nằm nghỉ ngơi. Thời điểm nên đeo tất trị liệu là vào ban ngày vì mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi, làm việc đều diễn ra vào lúc này. Một đôi tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch sẽ có tuổi thọ từ 6 tháng – 1 năm tùy vào cách bạn giặt vào bảo quản.

Xem thêm thông tin Cách giặt vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch đúng chuẩn, sử dụng bền lâu

Tóm lại, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh khó chịu này. Bạn đừng chủ quan trong việc phòng bệnh vì một khi đã mắc phải bệnh lý này và không điều trị từ sớm thì sẽ rất khó chữa dứt điểm. Hơn nữa, càng để lâu bệnh sẽ càng dễ phát sinh biến chứng.

5/5 - (1 bình chọn)