Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh khá phổ biến ở cả nam lẫn nữ từ trên 30 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do các van nhỏ trong tĩnh mạch suy giảm chức năng hoặc bị hư tổn sẽ khiến máu chảy ngược xuống phía dưới gây ùn ứ, phình giãn thành tĩnh mạch.

1. Chức năng của tĩnh mạch

Nếu bạn muốn có câu trả lời cho câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch là gì?”, điều cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm đó là: “Chức năng của tĩnh mạch là gì?”.

chuc-nang-tinh-mach
Suy giãn tĩnh mạch là gì? Chức năng của tĩnh mạch là gì?

Nếu động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến nuôi các bộ phận trong cơ thể, thì tĩnh mạch làm nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận trở về tim thực hiện việc trao đổi oxi tại phổi và tạo thành vòng tuần hoàn máu.

Bình thường máu tĩnh mạch từ chân quay trở về tim được duy trì theo một chiều hướng từ dưới đi lên (ngược với chiều của trọng lực khi ở tư thế đứng) để thực hiện được điều này là nhờ vào cấu tạo đặc biệt của tĩnh mạch.

2. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trong lòng tĩnh mạch có các van nhỏ hoạt động một chiều giúp máu chảy về tim và đóng lại nhằm ngăn máu chảy ngược lại do tác động của trọng lực. Khi các van này suy giảm chức năng hoặc bị hư tổn sẽ khiến máu chảy ngược xuống phía dưới gây ùn ứ, rối loạn huyết động, phình giãn thành tĩnh mạch. Điều này gây sai lệch chức năng của van một chiều, dẫn đến hiện tượng suy giãn tĩnh mạch ngày một nặng hơn.

Bệnh có thể tiến triển gây viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đột quỵ,… và trở nên nguy hiểm khi không được phòng ngừa và trị liệu kịp thời.

Đến đây chắc bạn đã hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch là gì rồi phải không?

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là gì?

3. Các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch là gì?

Dù bạn đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hay chưa mắc bệnh thì ngay lúc này đều có chung một câu hỏi: “Triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch là gì?”.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có xu hướng phát triển một cách âm thầm. Vì vậy, bệnh nhân cần phải thường xuyên quan sát những thay đổi của cơ thể để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Vào giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện cụ thể. Nếu có thì đó chỉ là cảm giác chân nặng nề hơn. Ở những giai đoạn sau, các triệu chứng dần rõ ràng hơn, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc khi bệnh nhân phải đứng trong một thời gian dài.

trieu-chung-suy-gian-tinh-mach
Triệu chứng phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Dưới đây là một vài triệu chứng cụ thể của bệnh suy giãn tĩnh mạch chúng ta cần lưu ý:

  • Chân nặng và tê, nhất là vào chiều tối.
  • Tĩnh mạch xanh, tĩnh mạch nhện nổi nhiều và rõ.
  • Vùng da bị giãn tĩnh mạch bị ngứa và hơi nóng, thậm chí đổi màu và bị loét.
  • Bắp chân bị chuột rút vào ban đêm.
chuot-rut-chan-do-suy-gian-tinh-mach
Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường bị chuột rút chân khi ngủ

Với tình trạng bệnh nhẹ, hầu hết các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất nếu bệnh nhân nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà mọi người thường không chú ý và bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì để kịp thời khám chữa bệnh trước khi nó nặng hơn.

4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Tuổi cao:

Ở tuổi 50, 41% phụ nữ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch. Tương tự, khi bước sang tuổi 60, 42% nam giới sẽ bị suy tĩnh mạch.

tuoi-trung-nien-de-bi-suy-gian-tinh-mach
Tuổi trung niên dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

Tiền sử gia đình:

Giãn tĩnh mạch là một rối loạn di truyền, với gần 50% bệnh nhân giãn tĩnh mạch có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, con gái có 60% nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, trong khi con trai có 25% nguy cơ. Khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch là trên 90% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.

di-truyen-suy-gian-tinh-mach-la-gi
Suy giãn tĩnh mạch do di truyền gen

Nữ giới:

Hormone sinh dục nữ có xu hướng làm suy yếu thành và van tĩnh mạch; phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch cao gấp ba lần so với nam giới. Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

phu-nu-mac-suy-gian-tinh-mach-la-gi
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch cao hơn nam giới

Mang thai:

Những thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ xảy ra trong thai kỳ, lượng máu tăng lên để hỗ trợ thai nhi đang phát triển và trọng lượng của tử cung chèn ép các tĩnh mạch vùng chậu cũng gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch đặc biệt là ở phần dưới của cơ thể.

Béo phì:

Cân nặng dư thừa gây thêm áp lực lên chân, làm tổn thương các tĩnh mạch ở chân do khiến chúng phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.

Phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao gấp ba lần. Ngay cả những phụ nữ thừa cân vừa phải cũng có nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch tăng 50%.

thua-can-de-bi-suy-gian-tinh-mach
Người thừa cân dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

Đứng hoặc ngồi lâu:

Sự chèn ép làm giảm lưu thông máu hoặc các tác động của trọng lực, tư thế sai lệch có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch.

 

tu-the-anh-huong-suy-gian-tinh-mach-la-gi
Duy trì một tư thế lâu dễ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

Điều này diễn ra lâu ngày sẽ làm cho van một chiều bị yếu, biến dạng, không còn giữ được chức năng bình thường, gây nên hiện tượng máu trào ngược và rối loạn huyết động và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Những người làm các ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh cao đó là: người bán hàng, người làm nghề dịch vụ, thợ dệt may, thợ cắt tóc, người chế biến thủy hải sản, giáo viên, điều dưỡng y tá, các vận động viên thể thao,…

Tóm lại, qua bài viết này chắc chắn bạn đã phần nào hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch là gì. Bệnh có xu hướng phát triển chậm theo thời gian, vì vậy nếu không nhận ra các triệu chứng từ sớm để tiến hành điều trị thì sẽ bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh, do đó đừng chủ quan để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

4.9/5 - (96 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *