Tại sao bị tê bì chân tay khi ngủ? Gợi ý cách điều trị và phòng ngừa

Tay chân xuất hiện cảm giác ngứa ran khác thường như có kiến bò qua hay thậm chí mất cảm giác là dấu hiệu rõ ràng của tê bì chân tay khi ngủ. Các triệu chứng này thường gặp ở bàn chân, bàn tay, nhất là khi đi ngủ vào ban đêm. Buổi sáng thức dậy mà chân tay bị tê bì sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đồng thời đây có thể là một tín hiệu báo động cho tình trạng sức khỏe của bạn.

1. Tê bì chân tay khi ngủ là gì?

Tê được định nghĩa là mất cảm giác tại một bộ phận cơ thể nhất định nào đó. Tê bì chân tay khi ngủ là khi các nhánh rễ thần kinh bị chèn ép làm mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể như ngón chân, bàn chân, ngón tay, cẳng tay, bàn tay, bả vai, cổ chân, bắp chân.

Thông thường, những người bị tê bì chân tay khi ngủ sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đi kèm như: ngứa ran, da ở tay và chân bị châm chích khó chịu như có kim châm thật, tay khó co duỗi, cảm giác như bộ não không thể điều khiển được chân tay. Tệ hơn là khi tê bì này không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn xuất hiện cả khi ngủ ngày (ngủ trưa).

Tê bì chân tay khi có thể gây tê, ngứa ran
Tê bì chân tay khi có thể gây tê, ngứa ran

Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ bình thường sẽ xuất hiện ở một bên tay/chân và dần dần biến mất chỉ một lúc sau khi cơ thể nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp tê bì chân tay ngủ kéo dài hàng giờ, thậm chí trong nhiều ngày. Nếu gặp tình huống xấu này, bạn đừng nên chủ quan lơ là mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và khám chữa kịp thời.

2. Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng mà nhiều người có thể đã từng mắc phải với nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tê tay khi ngủ ở bên dưới nhé.

2.1. Tư thế ngủ

Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn
Tư thế ngủ không đúng vô tình chặn đứt nguồn cung cấp máu đến một bộ phận nào đó

Tư thế ngủ không đúng có thể khiến bạn bị tê bì vì vô tình chặn đứt nguồn cung cấp máu đến một bộ phận nào đó. Tư thế ngủ được cho là tốt nhất với những người mắc bệnh tê tay là nằm ngửa, hai tay xuôi dọc cơ thể thư giãn. Việc tay bị tê vì ngủ sai tư thế không nguy hiểm và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong vài phút sau khi bạn thức dậy.

2.2. Bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ. Bệnh xuất phát từ việc lượng đường trong máu tăng cao, điều này có thể gây tổn thương thần kinh ở nhiều phần của cơ thể, trong đó có cả bàn tay, bàn chân. Các dấu hiệu khác phổ biến của bệnh bao gồm: đói quá mức, cảm giác khát nước tăng, đi tiểu nhiều lần và giảm cân không rõ lý do.

Mức đường trong máu tăng có thể dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ
Mức đường trong máu tăng có thể dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ

2.3. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tê bì ở cả chân và tay khi ngủ. Khi đốt sống cổ bắt đầu sự thoái hóa, không gian giữa chúng bị thu hẹp, từ đó tạo áp lực lên các dây thần kinh và gây trở ngại cho sự lưu thông máu. Dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống bao gồm: cảm giác ngứa, đau, tê ở khu vực cánh tay, bàn tay và ngón tay.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ

2.4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng khớp tự miễn mãn tính, xuất hiện khi hệ thống miễn dịch mất định hướng mà tấn công các mô lành trong cơ thể. Khớp ở tay và chân bị viêm nhiễm và tổn thương do ảnh hưởng của viêm đa khớp dạng thấp có thể gây cảm giác tê bì chân tay, nhất là khi bệnh nhân đang nằm hoặc ngồi lâu, đặc biệt là khi đang ngủ.

Khớp tay và chân bị tổn thương do viêm đa khớp dạng thấp có thể gây cảm giác tê bì chân tay
Khớp tay và chân bị tổn thương do viêm đa khớp dạng thấp có thể gây cảm giác tê bì chân tay

2.5. U nang hạch

U nang hạch là các túi nhỏ chứa chất lỏng xuất hiện tại mu bàn tay và cổ tay. Các u nang này có thể gây ra cảm giác tê hoặc ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi bạn đang nằm ngủ. Nếu u nang hạch chèn ép lên dây thần kinh có thể gây ra các cơn đau. Tình trạng ngứa à tê tay có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nếu bạn cũng đang trải qua cảm giác này thường xuyên thì hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ nhé

U nang có thể gây tê/ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng
U nang có thể gây tê/ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng

2.6. Thần kinh ngoại biên bị tổn thương

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là nguyên nhân của tình trạng tê bì ở chân tay khi ngủ. Đây căn bệnh do tổn thương dây thần kinh ngoại biên, thường xuất hiện ở bệnh nhân bị tiểu đường, mắc các bệnh tự miễn hoặc tiếp xúc với chất độc. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm: tê bì, đau, ngứa râm ran, cảm giác nóng rát.

2.7. Thiếu vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ. Sự thiếu hụt vitamin này có thể làm tổn thương thần kinh, tăng khả năng xuất hiện tình trạng tê bì. Bên cạnh đó, những dấu hiệu khác của việc thiếu vitamin B12 còn có: yếu cơ, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Việc bổ sung vitamin B12 vào bữa ăn sẽ giúp giảm tê bì chân tay khi ngủ.

Bổ sung vitamin B12 vào bữa ăn giúp giảm tê bì chân tay khi ngủ
Bổ sung vitamin B12 vào bữa ăn giúp giảm tê bì chân tay khi ngủ

Có thể bạn quan tâm: Tê bì chân tay là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

3. Các giải pháp khắc phục tê bì chân tay khi ngủ

Trước khi xem các biện pháp làm giảm tê bì chân tay khi ngủ, bàn cần xác định nguyên nhân gây bệnh trước tiên. Điều này giúp bạn kiểm soát tình trạng tê bì khi ngủ tốt hơn. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ chọn một vài cách phù hợp để giảm cảm giác tê bì.

3.1. Đeo nẹp cổ tay khi đi ngủ

Việc đeo nẹp hoặc miếng bảo vệ cổ tay giúp giữ bàn tay ở vị trí trung lập, nhờ đó giảm áp lực lên dây thần kinh. Không chỉ vậy, đeo nẹp còn ngăn bạn uốn cong cổ tay khi đang ngủ, làm giảm nguy cơ bị tê tay.

3.2. Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện giấc ngủ và giảm tê bì chân tay
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện giấc ngủ và giảm tê bì chân tay

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn có cơ thể săn chắc, khỏe mạnh mà còn làm giảm chứng tê bì chân tay khi ngủ bằng cách tăng cường lưu lượng máu. Trong đó, cardio được coi là bài tập hiệu quả nhất trong việc giảm tê bì chân tay. Mối quan hệ giữa tập thể dục đều đặn và chất lượng giấc ngủ là không thể chối cãi, vì vậy hãy luyện tập thể dục mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhé.

3.3. Sử dụng gối để tránh chèn ép dây thần kinh

Sử dụng thêm gối có thể giúp dây thần kinh tránh chèn ép khi đang ngủ. Hãy chọn một chiếc gối êm ái và mềm mại đặt tại các điểm ở cổ hoặc vai của bạn để làm giảm áp lực. Quan tâm đến sức khỏe của cổ và cột sống là một điều quan trọng để giấc ngủ ngon và thoải mái hơn.

Sử dụng gối mềm chèn vào cổ/vai để tránh tê bì chân tay khi ngủ
Sử dụng gối mềm chèn vào cổ/vai để tránh tê bì chân tay khi ngủ

3.4. Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng là một chất giúp giảm tê bì ở chân tay khi ngủ. Phương pháp hiệu quả nhất để bạn không bị thiếu hụt vitamin B12 là hãy đảm bảo cơ thể nạp đủ vitamin B12 thông qua chế độ ăn hợp lý và bổ sung từ các nguồn bên ngoài như viên uống vitamin tổng hợp, nước uống vitamin,… Bổ sung vitamin B12 từ chế độ ăn uống hoặc vitamin dạng viên uống 

3.5. Thay đổi tư thế ngủ linh hoạt

Có những tư thế ngủ sẽ tạo thêm áp lực lên cổ, cột sống và hông so với những tư thế khác. Nếu bạn thích tư thế nằm sấp thì cần phải bỏ ngay, thay vào đó hãy thử tư thế ngủ nghiêng hoặc ngủ ngửa. Như vậy tay và chân sẽ thư giãn và không bị chèn ép gây tê nữa.

Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để dây thần kinh không bị chèn ép
Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để dây thần kinh không bị chèn ép

Lưu ý: Trước khi đi ngủ bạn nên thử duỗi tay và cổ tay ra. Không đặt tay dưới gối để tránh bị chèn ép dây thần kinh. Và đảm bảo cổ tay của bạn không uốn cong.

Tóm lại, tình trạng tê bì chân tay khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tê bì chân tay khi ngủ không nguy hiểm nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện hàng giờ không khỏi thì bạn cần đến bệnh viện ngay nhé.

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị và phòng ngừa

Đánh giá