Suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị và phòng ngừa

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh khá phổ biến và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh không xuất hiện hậu quả ngay lập tức mà tiến triển một cách âm thầm. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm thì sau này sẽ rất khó điều trị dứt điểm.

1.  Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Chức năng của tĩnh mạch

Trong hệ tuần hoàn có 3 loại mạch máu chính là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

he-tuan-hoan-suy-gian-tinh-mach
Hệ tuần hoàn của chúng ta

Mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi nước, oxy (O2), cacbonic (CO2), chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng.

Động mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đi đến khắp các bộ phận khác trong cơ thể.

Tĩnh mạch có chức năng ngược lại chức năng của động mạch. Tĩnh mạch làm nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận trở về tim và tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. Tĩnh mạch có cấu tạo rất đặc biệt để duy trì máu từ các chi đi về tim theo hướng ngược với chiều của trọng lực (khi bạn đang đứng).

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch ở chân bị ứ đọng và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường.

Tình trạng này làm tăng áp suất lên thành các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu không điều trị đúng cách sớm thì lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm và bệnh sẽ tiếp tục tiến triển xấu hơn.

suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch do ứ đọng máu

2. Suy giãn tĩnh mạch có những triệu chứng nào?

Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ phát triển ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Trải qua quá trình quan sát và nghiên cứu, các chuyên gia đã chia các giai đoạn phát triển của suy giãn tĩnh mạch thành như sau:

Giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch

Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường thoáng qua không rõ ràng. Mặc dù vẫn có một vài triệu chứng nhưng người bệnh thường không cảm nhận được, ví dụ như:

  • Đau chân, nặng chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Người bệnh thấy đau chân, nặng chân ở giai đoạn đầu
  • Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều
  • Chuột rút khi ngủ vào buổi tối
  • Chân như bị châm kim, cảm giác như bị kiến bò vùng cẳng chân về đêm
  • Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti), nhất là ở cổ chân và bàn chân
trieu-chung-suy-gian-tinh-mach
Giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch

Những triệu chứng này thường không cụ thể hoặc mất đi khi nghỉ ngơi nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch

Đến giai đoạn này, bệnh có những chuyển biến rõ rệt mà bệnh nhân có thể cảm nhận được, ví dụ như:

  • Phù chân, có thể bị ở mắt cá hay bàn chân
  • Da cẳng chân thay đổi màu sắc do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày
  • Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân

Và tất nhiên các hiện tượng này không mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi.

Giai đoạn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Ở giai đoạn này bệnh gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối (tình trạng tĩnh mạch bị tổn thương do cục máu đông), chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét tại đoạn tĩnh mạch bị suy yếu mạn tính.

Giai đoạn biến chứng suy giãn tĩnh mạch
Giai đoạn biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Điều cần lưu ý là biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi.

3. Tại sao bị suy giãn tĩnh mạch?

Nguyên nhân tiền phát

Suy giãn tĩnh mạch vô căn xuất hiện là do bất thường về mặt di truyền hoặc do huyết động của hệ tĩnh mạch nông gây ra. Còn giãn tĩnh mạch sâu tiền phát là do bất thường giải phẫu như bờ tự do của van quá dài dẫn đến sa van, giãn vòng van.

benh-suy-gian-tinh-mach-do-di-truyen
Suy giãn tĩnh mạch do di truyền

Nguyên nhân thứ phát

Suy giãn tĩnh mạch có thể do các nguyên nhân thứ phát sau gây nên:

  • Do bị chèn ép bởi khối u, hội chứng Cockett
  • Do hội chứng hậu huyết khối
  • Dị sản tĩnh mạch
  • Bị chèn ép về huyết động như chơi thể thao thường xuyên, có thai
co-thai-gay-suy-gian-tinh-mach
Mang thai có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

4. Phân loại cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Việc xác định cấp độ suy giãn tĩnh mạch chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Các chuyên gia đã phân chia được 7 cấp độ tổn thương theo phân loại CEAP như sau:

  • Phân loại CEAP (1995): Áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và hiện vẫn đang áp dụng trên lâm sàng.
  • Phân loại CEAP nâng cao (2004): Mô tả rõ hơn về bệnh so với phân loại CEAP kinh điển, chủ yếu áp dụng trong các nghiên cứu lâm sàng

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí tĩnh mạch nào và được phân loại thành các cấp độ suy giãn tĩnh mạch như bên dưới:

cap-do-suy-gian-tinh-mach
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch
  • Cấp độ 0: Không có biểu hiện bệnh nên chưa thể cảm nhận bằng mắt thường
  • Cấp độ 1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện, đường kính dưới 3mm
  • Cấp độ 2: Đoạn tĩnh mạch bị giãn có đường kính trên 3mm
  • Cấp độ 3: Chân sưng phù nhẹ và da chưa thấy sự thay đổi
  • Cấp độ 4: Da có biến đổi như sau:
    • Cấp độ 4a: Rối loạn sắc tố/ chàm tĩnh mạch
    • Cấp độ 4b: Xơ mỡ da/ teo trắng của Milian
  • Cấp độ 5: Da có những biến đổi như đã nói, đi kèm là vết loét đã lành sẹo
  • Cấp độ 6: Da có những biến đổi như đã nói, đi kèm là vết loét đang tiến triển

5. Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ về suy giãn tĩnh mạch thông qua các triệu chứng lâm sàng quan sát được bằng mắt thường. Các triệu chứng này có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khi tĩnh mạch bị giãn và căng ra nhanh khi người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng.

chan-doan-suy-gian-tinh-mach
Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch qua các triệu chứng lâm sàng

Kỹ thuật siêu âm Doppler mạch máu thường được các bác sĩ dùng để chẩn đoán chính xác nhất bệnh lý này. Thông qua máy siêu âm, người ta có thể xác định được tổn thương của các van tĩnh mạch. Nhờ đó giúp bác sĩ xác định được phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.

6. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Điều trị nội khoa

Các phương pháp điều trị nội khoa hiệu quả và đang được nhiều bệnh nhân áp dụng phải kể đến như:

Phương pháp điều trị bằng thuốc

thuoc-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach
Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch
  • Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch thường có dạng viên uống và kem bôi.
  • Trên thị trường hiện có các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch như: Ginkor Fort, Leg Veins Nature’s Way, kem bôi Varikosette,…

Mặc dù các loại thuốc đều có công dụng trị bệnh khá tốt nhưng bạn tuyệt đối không được lạm dụng.

Liệu pháp điều trị tại nhà

Nếu bạn bị bệnh suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc mà nên tận dụng các liệu pháp điều trị tại nhà. Ví dụ như:

  • Tập thể dục: Bạn có thể chọn bất kỳ một bộ môn vận động nào để tập luyện hàng ngày. Nhất là việc đi bộ sẽ giúp ích rất nhiều cho lưu thông máu ở chân.
Tập thể dục khi bị suy giãn tĩnh mạch
Tập thể dục khi bị suy giãn tĩnh mạch
  • Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn: Giảm cân giúp giảm những áp lực của cơ thể đè nặng tĩnh mạch. Hãy lưu ý chế độ ăn ít muối để phòng ngừa tình trạng sưng chân do tích nước.
  • Lựa chọn trang phục:
    • Ít mang giày cao gót. Và để tốt nhất cho chân và tĩnh mạch, bạn nên mang giày đế thấp thường xuyên hơn.
    • Không mặc quần áo chật chội, thít chặt vùng chân hoặc bẹn vì chúng sẽ khiến lưu lượng máu giảm đi.
chon-quan-ao-cho-nguoi-suy-gian-tinh-mach
Chọn quần áo thoải mái cho người suy giãn tĩnh mạch
  • Nâng cao chân khi nằm: Để hệ tuần hoàn ở chân lưu thông tốt, khi nằm nghỉ ngơi bạn nên tìm cách để chân cao hơn tim. Ví dụ: kê ba hoặc bốn chiếc gối dưới đầu gối, hoặc dùng loại gối thiết kế riêng để kê chân.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Đừng ở một tư thế quá lâu, hãy thường xuyên thay đổi tư thế (đừng, ngồi, đi, nằm,…) để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
cach_tri_gian_tinh_mach_tai_nha
Không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ

Sử dụng tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Nếu bạn lo ngại việc dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn thì tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Nhất là với các trường hợp bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính, mặc dù tất trị liệu không phải là cách điều trị dứt điểm dòng trào ngược tĩnh mạch nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Tham khảo thêm sản phẩm tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch của Sankom

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Cần xét nghiệm gì khi phẫu thuật?

Nếu là lần tiên bạn đến khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng sức khỏe, bệnh sử và triệu chứng, rồi mới tiến hành thăm khám lâm sàng.

Các bác sĩ sẽ thăm khám các hình thái và màu sắc của các tĩnh mạch nổi rõ. Dây ga-rô có thể được dùng, hoặc các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ dùng tay ấn trực tiếp vào vị trí của tĩnh mạch để xem khả năng lấp đầy máu của tĩnh mạch. Tiếp theo, để xác định chẩn đoán giãn tĩnh mạch, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm Duplex.

dieu-tri-suy-gian-tinh-mach
Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Loại siêu âm này sử dụng sóng siêu âm không gây đau và dùng tần số mà tai người không thể nghe được. Bác sĩ dùng siêu âm Duplex để đo tốc độ lưu lượng máu và xem xét cấu trúc của tĩnh mạch ở chân. Việc này sẽ mất khoảng 20 phút cho mỗi bên chân.

Ngoài việc phát hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, siêu âm Duplex còn giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch do các bệnh lý khác ngoài tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng những dụng cụ y tế chuyên dụng.

Đây là phương pháp có hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp. Tuy nhiên, phẫu thuật hiện rất hạn chế sử dụng vì phải gây mê, gây tê khi thực hiện (ảnh hưởng đến sức khỏe về sau), thời gian nằm viện kéo dài, cần tĩnh dưỡng lâu để cơ thể hồi phục sau mổ.

phau-thuat-suy-gian-tinh-mach
Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch

Các phương pháp phẫu thuật có hiệu quả đang được sử dụng tại các bệnh viện là:

  • Stripping

Loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng một dụng cụ chuyên dùng và chúng sẽ được luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Phương pháp Stripping hiện đang điều trị khá triệt để và có tỷ lệ tái phát bệnh thấp nhất. 

  • CHIVA

Với phương pháp CHIVA, các van tĩnh mạch bị tổn thương sẽ bị cắt bỏ và lấy bỏ tĩnh mạch bàng hệ. CHIVA không gây mất máu và đau đớn cho người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân có thể quay lại lối sống bình thường chỉ vài ngày sau khi phẫu thuật. 

cuoc-song-sau-suy-gian-tinh-mach
Bệnh nhân quay lại cuộc sống bình thường nhanh chóng sau khi phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch
  • Laser hay sóng cao tần RFA nội mạch
    • Loại phẫu thuật này thường chỉ kéo dài trong 60 phút.
    • Bác sĩ sẽ luồn dây dẫn năng lượng laser hoặc sóng cao tần (Radio Frequency) vào trong lòng tĩnh mạch suy giãn. Toàn bộ quá trình đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm. 
laser-tri-suy-gian-tinh-mach
Phương pháp Laser hay sóng cao tần RFA nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch
    • Phương pháp này có thể sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần để phá hủy tĩnh mạch. Trong đó, laser nội tĩnh mạch sử dụng các ống dẫn phát ra chùm tia laser, trong khi RFA nội tĩnh mạch sử dụng ống dẫn phát ra các chùm sóng cao tần. 
    • Phương pháp đốt suy giãn tĩnh mạch là kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn cao và hệ thống máy móc tân tiến tại bệnh viện. 

Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch

Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân cần dùng băng thun hoặc vớ (tất) trị liệu suy giãn tĩnh mạch nếu phải đứng dậy, đi lại. Người bệnh được khuyên dùng loại vớ (tất) trị liệu này từ 10 ngày đến 2 tuần để tránh tình trạng chân bị phù. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được tái khám, kiểm tra siêu âm thường xuyên sau 1 tháng, 6 tháng và mỗi 1-2 năm.

cham-soc-sau-phau-thuat-suy-gian-tinh-mach
Chăm sóc sau phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch

7. Biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Sau khi nắm rõ những thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần có cách phòng bệnh đúng đắn và hiệu quả như sau:

  • Không đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian quá lâu:
    • Cứ cách 30 phút bạn nên thay đổi tư thế một lần.
    • VÍ dụ: bạn đứng 30 phút thì ngồi, ngồi tiếp 30 phút thì lại đứng hoặc nằm. Như vậy cơ thể sẽ thả lỏng và thư giãn.
dung-ngoi-lau-bi-suy-gian-tinh-mach
Không đứng hoặc ngồi quá lâu vì dễ bị suy giãn tĩnh mạch
  • Điều chỉnh tư thế ngồi:
    • Ngồi là tư thế được duy trì lâu nhất trong một ngày. Vì vậy, bạn hãy sửa lại tư thế ngồi đúng để không gây cản trở máu lưu thông.
    • Hãy ngồi và để hai chân xuôi xuống tự nhiên, không vắt chéo, vặn xoắn chân, không ngồi xổm, không xếp bằng trên ghế.
ngoi-vat-cheo-chan-de-bi-suy-gian-tinh-mach
Ngồi vắt chéo chân dễ bị suy giãn tĩnh mạch
  • Kê chân cao:
    • Khi nằm bạn nên kê chân cao hơn tim khoảng 15cm. Điều này giúp hỗ trợ máu chảy ngược về tim dễ dàng hơn, nhất là khi ngủ vào ban đêm (hạn chế chuột rút chân).
    • Bạn có thể dùng gối ôm, gối đầu, gấu bông, hoặc đầu tư mua loại gối kê chân riêng biệt.
      goi-keu-chan-tranh-suy-gian-tinh-mach
      Gối kê chân tránh suy giãn tĩnh mạch
  • Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả:
    • Trong rau và trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, các loại rau lá sậm màu (cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh,…) rất giàu Magie.
    • Magie là loại khoáng chất cải thiện lưu thông máu rất tốt, từ đó tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.
rau-va-hoa-qua-tot-cho-suy-gian-tinh-mach
Rau và hoa quả tốt cho suy giãn tĩnh mạch
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao:
    • Nếu bạn chưa bị suy giãn tĩnh mạch, hãy tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để cơ thể dẻo dai, đặc biệt là nên đều đặn luyện tập một môn thể thao nào đó. Một cơ thể khỏe mạnh là vũ khí tốt nhất để phòng ngừa tất cả các loại bệnh.
Tập thể dục phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Tập thể dục phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
    • Nếu bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch, hãy vận động nhẹ nhàng vừa sức. Và tuyệt đối không chơi các môn thể thao phải cử động mạnh như đá banh, chạy cự li ngắn, cử tạ,…
  • Xoa bóp và ngâm chân:
xoa-bop-tot-cho-suy-gian-tinh-mach
Xoa bóp chân thường xuyên tốt cho suy giãn tĩnh mạch
    • Đây là một cách tuyệt vời giúp giảm mệt mỏi cho đôi chân, giúp máu lưu thông tốt hơn.
    • Tuy nhiên, không được dùng dầu nóng để xoa bóp và nước ngâm chân chỉ nên ấm nóng vừa phải. Vì nhiệt độ cao sẽ làm giãn nở tĩnh mạch, khiến khả năng vận chuyển máu về tim kém đi.
  • Ít đi giày cao gót:
    • Giày cao gót khiến chị em đẹp hơn nhưng khiến sức khỏe đôi chân xấu đi. Khi đi giày cao gót, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ đổ dồn xuống dưới, tạo áp lực rất lớn cho bàn chân và không tốt cho hệ tuần hoàn.
    • Nên mang giày đế bằng, gót thấp để chân được thoải mái nhất có thể.
giay-cao-got-khong-tot-cho-suy-gian-tinh-mach
Giày cao gót không tốt cho suy giãn tĩnh mạch
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai:
    • Hàm lượng Estrogen trong thuốc tránh thai cao. Chất này nếu sử dụng với hàm lượng cao sẽ làm thay đổi lưu thông máu, là một phần nguyên nhân quan trọng phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, các bạn nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai.

8. Sống cùng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cần đến bệnh viện điều trị. Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh (đọc lại phần triệu chứng để hiểu rõ hơn), bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Bạn cần vận động nhiều hơn, ăn uống hợp lý hơn, chọn trang phục thoải mái hơn để cơ thể luôn sảng khoái và thả lỏng nhé. Nếu làm được như vậy, bạn không chỉ đẩy lùi được suy giãn tĩnh mạch mà còn phòng ngừa được rất nhiều các bệnh lý khác.

song-suy-gian-tinh-mach
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Mặt khác, nếu bạn cảm thấy bị đau trong lúc đi đứng thì đó là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Đồng thời, nếu các vùng gần nơi bị suy giãn tĩnh mạch bị đau nhức hoặc bàn chân, mắt cá chân bị sưng thì bạn cũng cần đi khám ngay.

Trong một số trường hợp, nếu suy giãn tĩnh mạch có yếu tố gây hại cho sức khỏe thì bạn hãy tìm đến bác sĩ và các phương pháp điều trị chuyên sâu:

  • Loét do ứ máu tại tĩnh mạch: bị loét do tĩnh mạch bị giãn không thể dẫn lưu dịch ra khỏi da
  • Viêm tĩnh mạch: tình trạng tĩnh mạch bị viêm
  • Huyết khối: là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch bị giãn

Nhưng nếu cuộc sống của bạn thật sự quá bận rộn, phải đứng/ngồi lâu một chỗ, hoặc bạn e ngại việc điều trị bằng thuốc, phẫu thuật,… thì hãy cân nhắc việc thay thế các loại tất thời trang thường ngày bằng tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch để bệnh mau chóng thuyên giảm nhé.

tat-tri-lieu-suy-gian-tinh-mach
Thay thế tất thời trang thường ngày bằng tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Tóm lại, suy giãn tĩnh mạch là bệnh có triệu chứng ban đầu khó nhận biết. Bệnh gây khó khăn và cản trở rất nhiều trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tĩnh mạch nổi li ti trên chân, nặng chân thì có thể bạn đã mắc bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch được điều trị bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật như đã đề cập ở trên.

Đặc biệt, việc sử dụng tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch Sankom để điều trị bệnh tại nhà đem lại hiệu quả cao và vô cùng thuận tiện. Và để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch không khó nếu bạn bắt đầu xây dựng một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ.

5/5 - (96 bình chọn)