Tại sao tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ ngày càng tăng

Suy giãn tĩnh mạch hiện nay không còn là bệnh xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh đang dần phổ biến ở mọi độ tuổi và mọi giới tính, bất kỳ ai cũng có thể bị suy giãn tĩnh mạch bất cứ lúc nào. Trong đó, guyên nhân hình thành suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi là một điều đáng lưu tâm vì nó cho thấy độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa.

1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch chân là bệnh lý xảy ra do hiện tượng tĩnh mạch bị phình giãn và nổi hẳn lên bề mặt da.

Tĩnh mạch nổi hằn lên da ở cẳng chân
Tĩnh mạch nổi hằn lên da ở cẳng chân

Tĩnh mạch có chức năng quan trọng là đưa máu về tim từ các bộ phận của cơ thể. Nếu quá trình vận chuyển máu trong tĩnh mạch kém đi thì máu sẽ bị tắc nghẽn, lâu ngày sẽ làm thành mạch giãn ra.

Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này và có tới 65% dân số không hề biết bản thân đã mắc bệnh cho đến khi đi khám tại bệnh viện (theo báo cáo nghiên cứu Vein Consult Program- Vietnam 2011)

Xem thêm thông tin Suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị và phòng ngừa

2. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ là gì?

2.1. Nguyên nhân hình thành suy giãn tĩnh mạch

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch, nhưng tựu chung lại thì tất cả lý do đó đều làm giảm quá trình lưu thông máu, dẫn đến nguy cơ gây tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.

Giảm lưu thông máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy tĩnh mạch
Giảm lưu thông máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy tĩnh mạch

Bên cạnh các yếu tốc tác động từ bên ngoài, hầu như rất ít người biết suy giãn tĩnh mạch là bệnh do di truyền.

  • Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh này thì tỷ lệ con gái bị bệnh là 60% và con trai là 25%.
  • Nếu cả bố lẫn mẹ đều từng bị suy giãn tĩnh mạch thì tỷ lệ di truyền sang con lên đến 90%.

2.2. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ

Độ tuổi người mắc suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng trẻ hóa là một vấn đề đáng lưu ý. Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ cũng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân dẫn đến điều này là gì?

Tính chất công việc

Ngày nay xuất hiện rất nhiều các công việc đòi hỏi người lao động phải duy trì một tư thế trong suốt nhiều giờ liền, đặc biệt là các công việc văn phòng.

Người có công việc đứng/ngồi lâu một chỗ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
Người có công việc đứng/ngồi lâu một chỗ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

Công việc văn phòng trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ, điện tử, giáo dục,… Do đó, tỷ lệ thuận với sự phát triển của các công việc này là sự gia tăng tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ.

Việc duy trì một tư thế (đứng/ngồi) quá lâu, ít vận động khiến sự lưu thông máu ở chân kém đi, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch chi dưới và dần hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Dư thừa cân nặng

Vì đi làm bận rộn mà người trẻ tuổi thường xuyên không ăn uống đúng bữa, hoặc bỏ bữa, ăn thức ăn chế biến sẵn, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh dầu mỡ không lành mạnh. Thói quen ăn uống không khoa học này không tốt cho sức khỏe và dẫn đến tình trạng thừa cân.

Thừa cân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ
Thừa cân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ

Tăng cân, thừa mỡ sẽ tạo áp lực lớn lên chân, làm hệ thống tĩnh mạch chân suy yếu theo thời gian. Đặc biệt, việc thừa cân sẽ dẫn đến hiện tượng mỡ trong máu, các lipid xấu này sẽ tạo thành mảng bám lên thành mạch, cản trở dòng chảy của máu, làm giảm sự lưu thông máu.

Tham khảo thêm Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?

Sở thích thời trang

Rất nhiều người trẻ tuổi yêu thích thời trang và thường mặc trang phục ôm, bó sát để khoe cơ thể. Tuy nhiên, việc mặc quần áo chật chội, ôm sát người không những khiến bạn khó chịu mà còn chèn ép cơ thể, cản trở quá trình tuần hoàn máu.

Giày cao gót và quần áo bó sát là sở thích gây nên suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ
Giày cao gót và quần áo bó sát là sở thích gây nên suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ

Bên cạnh đó, các bạn nữ có tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam vì thường xuyên đi giày cao gót. Sở thích hoặc thói quen này khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể đổ dồn về đôi chân, gây ra một lực tác động lớn lên hệ tĩnh mạch ở chân và từ đó dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Sử dụng thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai dạng uống sẽ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hay quá trình thai nghén, làm thay đổi nội tiết tố nữ (progesterone) đều góp phần hình thành bệnh suy tĩnh mạch chân.

Uống thuốc tránh thai gây suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi
Uống thuốc tránh thai gây suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi

Trong thuốc tránh thai có thể có một số thành phần chống đông máu và khi kích thích một số yếu tố đông máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng uống thuốc tránh thai sẽ là tăng nguy cơ mắc suy tĩnh mạch gấp 3 lần bình thường.

3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có các triệu chứng được chia thành 3 giai đoạn.

3.1. Giai đoạn đầu

Suy giãn tĩnh mạch khiến chân tê mỏi, dễ bị chuột rút
Suy giãn tĩnh mạch khiến chân tê mỏi, dễ bị chuột rút

Dù triệu chứng không quá rõ ràng nhưng trong giai đoạn này người bệnh thường có cảm giác chân hơi ngứa, tê mỏi, nếu quan sát kỹ sẽ thấy sưng phù nhẹ và thỉnh thoảng bị chuột rút chân khi ngủ.

Tuy nhiên các triệu chứng này thường biến mất khi bạn nghỉ ngơi nên mọi người thường không nhận ra bệnh sớm ở giai đoạn này

3.2. Giai đoạn sau

Chân bị sưng phù và đau nặng hơn ở giai đoạn sau
Chân bị sưng phù và đau nặng hơn ở giai đoạn sau

Lúc này người bệnh đã có thể nhìn thấy các triệu chứng bằng mắt thường vì nó đã rõ ràng hơn.

Bạn có thể quan sát thấy tĩnh mạch (màu xanh, tím, đỏ bầm) nổi ngoằn ngoèo trên da như một mạng nhện, nhất là vị trí khoeo chân. Ngoài ra, tình trạng tê chân, sưng phù cũng nặng và đau hơn. Da ở cẳng chân bắt đầu đổi màu bất thường.

Giai đoạn này là lúc bạn cần đến khám chữa tại bệnh viện ngay để bệnh không trở nặng và hạn chế biến chứng về sau.

3.3. Giai đoạn biến chứng

Tại giai đoạn này, vùng bị giãn tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm, loét, các tĩnh mạch nổi gồ lên da trông mất thẩm mỹ và thành mạch có nguy cơ bị giãn vỡ bất cứ lúc nào.

Cảm giác đau nhức chân do sưng phù ngày càng tăng và người bệnh có thể bị mất ngủ vì hiện tượng chuột rút xảy ra mỗi đêm.

Tĩnh mạch nổi gồ lên da nhìn mất thẩm mỹ
Tĩnh mạch nổi gồ lên da nhìn mất thẩm mỹ

Đáng nói nhất là lúc này việc điều trị chỉ có thể làm thuyên giảm triệu chứng bệnh để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và không thể chữa trị dứt điểm được.

4. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy đến với bất kỳ ai. Và dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch:

  • Người lớn tuổi (trên 50 tuổi)
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao
  • Người lao động làm công việc phải đứng/ ngồi lâu như: cảnh sát, giáo viên, thợ cắt tóc, lập trình viên, kế toán, bảo vệ,…
  • Người thường xuyên mặc quần quá chật, ôm sát hai chân, đi giày cao gót thường xuyên
  • Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai có thể mắc suy tĩnh mạch chân
Phụ nữ mang thai có thể mắc suy tĩnh mạch chân
  • Người sử dụng thuốc ngừa thai liên tục, rối loạn nội tiết tố
  • Người thừa cân, béo phì

5. Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân bạn nên biết

Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần nghiêm túc thực hiện những điều sau:

  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, không nên duy trì sai tư thế
  • Khi nằm nghỉ hoặc đi ngủ nên kê chân cao hơn tim bằng gối/mền
Khi nằm nên kê chân cao hơn tim
Khi nằm nên kê chân cao hơn tim
  • Ngâm chân trong nước lạnh, nước mát từ 10-15 phút kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát người và đi giày cao gót
  • Ăn nhiều thực phầm giàu chất xơ, vitamin và uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể
Rau và hoa quả tốt cho suy giãn tĩnh mạch
Rau và hoa quả tốt cho suy giãn tĩnh mạch

Kết luận lại, suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ đang ngày càng phổ biến là vấn đề đáng được lưu tâm. Bệnh có những triệu chứng ban đầu không cụ thể, nhưng chỉ cần quan sát cơ thể mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ nhận ra và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn hãy nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh xa căn bệnh này nhé!

Tìm hiểu thêm Giải pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

Đánh giá