Người tập thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì?

Thể thao và suy giãn tĩnh mạch là một chủ đề được khá nhiều vận động viên nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp quan tâm. Biết rằng, một trong những lời khuyên phổ biến nhất mà bạn thường nghe được từ bác sĩ là tập thể dục thường xuyên. Nhưng hầu hết người bị suy giãn tĩnh mạch đều không biết mình có nên tập thể dục không và tập gì cho đúng. Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng hay chọn những môn thể thao vận động mạnh?

1. Thể thao và suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào?

Từ việc kiểm soát cân nặng đến cải thiện sức khỏe tim mạch, không có gì ngạc nhiên khi hoạt động thể chất được xem là tốt. Trong khi đó lối sống ít vận động có thể dẫn đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì với nhau?
Thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì với nhau?

Mặc dù tập thể dục chắc chắn có lợi cho việc cải thiện thể lực và sức khỏe tổng thể, nhưng nó cũng có thể gây tăng áp lực cho cơ thể nếu chúng ta tập thể dục nhiều hơn mức cơ thể chịu đựng hoặc đẩy bản thân đến giới hạn.

Trên thực tế, một số vận động viên có xu hướng bị suy giãn tĩnh mạch. Điều này có phải là do họ đã ép cơ thể mình hoạt động quá mức? ‍Cùng xem chi tiết sự liên hệ giữa thể thao và suy giãn tĩnh mạch ở các phần bên dưới nhé!

2. Tại sao vận động viên thể thao bị suy giãn tĩnh mạch?

Các vận động viên có xu hướng năng động hơn những người bình thường (không phải vận động viên) và cũng có xu hướng theo dõi chặt chẽ sức khỏe tổng thể của mình bằng cách ăn uống lành mạnh và bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Vì chứng suy giãn tĩnh mạch thường liên quan đến việc ngồi lâu hoặc lối sống ít vận động nên có vẻ mâu thuẫn khi cho rằng các vận động viên sẽ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn. Tuy nhiên, có một số môn thể thao lại đặt áp lực rất lớn lên đôi chân, làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đây là mối liên hệ chính giữa thể thao và suy giãn tĩnh mạch.

Chế độ ăn uống lành mạnh của vận động viên
Chế độ ăn uống lành mạnh của vận động viên thể thao bị suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch của một số môn thể thao:

  • Chạy cự ly: Đứng thẳng trong thời gian dài có thể khiến máu ứ đọng ở cẳng chân. ‍
  • Trượt tuyết và trượt ván trên tuyết: Áp lực trong ổ bụng có thể làm hỏng các van tĩnh mạch. ‍
  • Quần vợt, bóng rổ: Bất kỳ môn thể thao nào bao gồm các động tác dừng – bắt đầu nhanh bằng chân đều có thể làm hỏng van tĩnh mạch. ‍
  • Bóng đá: Sự va chạm lẫn nhau giữa các cầu thủ có khả năng làm hỏng, bẻ gãy các van tĩnh mạch khiến chứng suy giãn tĩnh mạch trầm trọng thêm. ‍
  • Cử tạ: Nâng tạ sẽ gây căng thẳng rất lớn cho thần kinh, điều này có thể làm tổn thương hoặc làm nghiêm trọng thêm các tĩnh mạch đã suy yếu trước đó.

Đa phần các vận động viên chơi các môn thể thao trên nói rằng thể thao và suy giãn tĩnh mạch có liên quan tới nhau, đặc biệt là khi tập luyện ở cường độ cao.

3. Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện như nào?

Mặc dù một số môn thể thao nhất định có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải ngừng tham gia các hoạt động thể chất hoàn toàn.

Một số triệu chứng chính mà các vận động viên bị suy giãn tĩnh mạch sẽ gặp phải là đau, sưng và cảm giác căng nặng nề ở chân. Điều này có thể xảy ra khi vận động viên đang thi đấu hoặc thậm chí khi họ đang nghỉ ngơi. Chỉ riêng mức độ khó chịu này có thể đủ để một vận động viên tìm mọi cách điều trị, ngay cả trước khi các biến chứng có thể xảy ra.

Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện

Ngoài ra, chứng suy giãn tĩnh mạch có thể còn ảnh hưởng hơn nữa đến sức mạnh và sức bền. Như chúng ta biết, các hoạt động thể chất vất vả mang lại nhịp tim cao hơn và tăng lưu lượng máu. Chỉ riêng ở chân của chúng ta, lưu lượng máu khi tập thể dục có thể tăng gấp 5 lần so với lưu lượng máu khi nghỉ ngơi.

Mặc dù các tĩnh mạch khỏe mạnh có thể quản lý lưu lượng máu tăng lên này một cách hợp lý, nhưng các tĩnh mạch bị tổn thương thì không thể. Hơn nữa việc ứ trệ tuần hoàn máu gây thiếu oxi tại mô và chuyển hóa trao đổi chất tế bào sẽ gây gia tăng acid lactic. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu của vận động viên. Đây cũng chính là điều mà hầu hết các vận động viên lo ngại nhất về thể thao và suy giãn tĩnh mạch.

4. Các vận động viên thể thao chia sẻ về suy giãn tĩnh mạch

Vì căng thẳng gia tăng do môn thể thao của họ gây ra, một số vận động viên chuyên nghiệp đã bị chứng giãn tĩnh mạch.

Summer_Sanders-van-dong-vien-bi-suy-gian-tinh-mach
Summer Sanders – Vận động viên từng bị suy giãn tĩnh mạch
  • Summer Sanders:

Vận động viên bơi lội và huy chương vàng Olympic người Mỹ bị chứng giãn tĩnh mạch.

Trước đây, Summer Sanders đã đóng vai trò là người phát ngôn của một chiến dịch có tên “Suy nghĩ lại về chứng giãn tĩnh mạch” tuyên bố: “Là một vận động viên bơi lội Olympic, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến mình”.

  • Misty May-Treanor

Vận động viên giành ba huy chương vàng và là ngôi sao bóng chuyền bãi biển đã từng bị suy giãn tĩnh mạch khi chơi thể thao.

  • Sydney Leroux

Cầu thủ bóng đá gốc Canada từng cho biết cô đã bị suy giãn tĩnh mạch trong khi đang mang thai đứa con đầu tiên.

  • Serena Williams

Vào năm 2011 cô đã bị cục máu đông di chuyển đến phổi. Vì chứng giãn tĩnh mạch có thể là dấu hiệu báo trước của cục máu đông nên có thể Williams cũng bị chứng giãn tĩnh mạch. ‍

Những chia sẻ trải nghiệm thực tế của các vận động viên cho thấy ai cũng có thể mắc bệnh và càng chứng minh thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên quan mật thiết với nhau.

5. Lựa chọn các môn thể thao khi bị suy giãn tĩnh mạch

Thể thao và suy giãn tĩnh mạch thật sự là mối quan tâm hàng đầu của các vận động viên. Mặc dù các vận động viên bị giãn tĩnh mạch không cần phải ngừng tập luyện hoàn toàn nhưng vẫn có một số môn thể thao nên hạn chế hoạt động để tốt cho sức khỏe đôi chân. Bao gồm:

  • Các hoạt động có tác động mạnh: như chạy, đặc biệt là trên bề mặt cứng, khiêu vũ, thể dục dụng cụ, thể dục nhịp điệu tác động mạnh,…
  • Các hoạt động khiến thần kinh tập trung căng thẳng cao độ: chẳng hạn như cử tạ, các môn thể thao đối kháng như: bóng đá hoặc bóng bầu dục.
  • Các hoạt động đòi hỏi phải đi ủng chật: chẳng hạn như trượt tuyết hoặc trượt băng.
Chọn tập môn thể thao nào khi bị suy giãn tĩnh mạch?
Chọn tập môn thể thao nào khi bị suy giãn tĩnh mạch?

Thay vào đó, các vận động viên có thể có các sự lựa chọn khác thay thế như:

  • Các bài tập bơi lội và dưới nước là hoàn hảo vì chúng đều có tác động thấp và có xu hướng tác động lên toàn bộ cơ thể.
  • Máy tập cũng tốt, nhưng tốt hơn hết bạn nên tập với mức tạ nhẹ hơn và số lần lặp lại nhiều hơn thay vì tập với mức tạ nặng.
  • Đạp xe trên xe đạp thật hoặc xe đạp cố định đều được lưu ý tránh ngồi quá lâu ở một tư thế trên xe đạp có thể dẫn đến tụ máu ở chân.

6. Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng tất trị liệu có hiệu quả không?

Lời khuyên đầu tiên của hầu hết các bác sĩ cho việc dự phòng ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch là thay đổi lối sống và sử dụng vớ trị liệu suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, việc sử dụng vớ rất thuận tiện cho các vận động viên trong việc phòng ngừa bệnh, đồng thời loại bỏ mối lo về việc chơi thể thao và suy giãn tĩnh mạch.

Bạn nên biết suy giãn tĩnh mạch hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu nội khoa. Trong khi đó, các thủ thuật can thiệp ngoại khoa, laser nội mạch rất phức tạp và chỉ có thể chữa triệu chứng.

Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp ngoại khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch

Do đó, cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hữu hiệu nhất là ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh và ngăn cản sự phát triển của bệnh do một số nguyên nhân đến từ các hoạt động sinh lý, ví dụ như: mang thai ở phụ nữ hoặc do đặc thù nghề nghiệp (giáo viên, tiếp viên hàng không, thợ cắt tóc,…)

7. Tại sao tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch chưa phổ biến?

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch được mọi người sử dụng rất phổ biến cho việc dự phòng nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, có đến 82% mọi người không đủ kiên trì để sử dụng.

Vậy nguyên nhân là gì? Các nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân chính đến từ thiết kế của các loại tất trị liệu.

Vật liệu đàn hồi được sử dụng để tạo lực ép lên cẳng chân với mục đích làm giảm việc giãn thành tĩnh mạch và hỗ trợ các van tĩnh mạch. Tuy nhiên, lực ép này được tạo ra theo chiều ngang, bao lấy toàn bộ cẳng chân nên nó đã gây ra sự thiếu thoải mái cho người sử dụng. Bởi họ sẽ phải chịu đựng sự căng chật bí bách suốt cả ngày.

tat-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch chèn ép chân

Mặt khác, thiết kế này trong nhiều trường hợp còn gia tăng áp lực cho chân. Nó tạo lực ép lên toàn bộ chu vi chân làm cản trở tuần hoàn, gây nên sự khó chịu cho người dùng. Do đó, họ thường bỏ sử dụng tất, nhất là đối với các vận động viên.

8. Giải pháp tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch y học sáng tạo từ Thụy sĩ

Thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch đã ra đời và khắc phục được nhược điểm của các loại tất trị liệu trước đây.

Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, Tiến sĩ Seigey Mazourik cuối cùng đã thành công tạo ra một loại tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ và sự tiến triển của bệnh.

Tìm hiểu thêm sản phẩm Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch của Sankom

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Tất có thiết kế sáng tạo đặc biệt giúp loại trừ các khiếm khuyết của các thiết kế trước đây mang lại hiệu quả vượt trội trong trị liệu và giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái cả ngày như các loại tất thời trang, tất thể thao thông thường. Đây thật sự là một sáng kiến tuyệt vời cho những người yêu thích vận động, giúp họ không còn quá lo lắng khi nhắc đến thể thao và suy giãn tĩnh mạch.

Tất trị liệu của tiến sĩ Mazourik đã được cấp bằng sáng chế độc quyền trên toàn thế giới, đã được thử nghiệm lâm sàng với kết quả vượt trội được đăng tải trên thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ.

5/5 - (95 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *