Suy giãn tĩnh mạch đang dần phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn khởi phát khó phát hiện. Theo nhiều thống kê thì tỷ lệ người mắc căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Vậy suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý gì? Có triệu chứng như nào? Cách chữa trị ra sao?
1. Chứng suy giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân không phải là căn bệnh nguy hiểm như bệnh nan y hay ung thư. Chứng bệnh này xảy ra do máu lưu thông về tim kém nên bị ứ đọng trong hệ thống tĩnh mạch ở chân, điều này khiến thành tĩnh mạch của bạn bị giãn rộng quá mức dẫn đến tổn thương.
Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh lý thấy được rủi ro ngay từ đầu, nếu người bệnh chủ quan mà không nhận biết các triệu chứng từ sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn là cực kỳ thấp.
Tìm hiểu thêm Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
2. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường bị người bệnh nhầm lẫn thành sự mệt mỏi bình thường của cơ thể. Vì thời gian ủ bệnh lâu, bệnh tiến triển khá chậm nên các triệu chứng ở giai đoạn này không rõ ràng, cụ thể, và do đó hầu hết người bệnh đều bỏ lỡ giai đoạn vàng để chữa trị bệnh dứt điểm.
Tuy nhiên, nói như vậy không phải không thể phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Chỉ cần bạn quan tâm đến sức khỏe, theo dõi sự thay đổi của cơ thể mỗi ngày thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở bên dưới:
- Cảm giác chân nặng nề hơn bình thường, bạn sẽ cảm nhận tình trạng này rõ hơn vào cuối ngày.
- Chân có cảm giác bị tê nhẹ, đôi lúc ngứa râm ran không rõ lý do.
- Sưng phù nhẹ ở cẳng chân hoặc bàn chân.
- Tĩnh mạch nhỏ ở chân xuất hiện bên dưới da (lúc này các mạch máu chỉ hiện lên mờ mờ).
- Vào ban đêm chân thường bị chuột rút.
Tất cả những triệu chứng trên là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch. Chúng gần giống như tình trạng xuất hiện mỗi khi bạn mệt mỏi và sẽ biến mất khi nghỉ ngơi, tuy nhiên hãy để ý các điểm bất thường dù là nhỏ nhất để nhận biết bệnh từ sớm.
3. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch vào giai đoạn sau
Qua một thời gian ủ bệnh, khi suy giãn tĩnh mạch đã chuyển sang giai đoạn sau thì các triệu chứng bệnh ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này, người bệnh sẽ thấy các tĩnh mạch chân nổi rõ hằn lên làn da, nhìn bằng mắt thường dễ dàng thấy được.
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn này là sự phát triển của các dấu hiệu ở giai đoạn đầu, kèm theo đó là sự xuất hiện của những triệu chứng mới như:
- Mắt cá chân, bàn chân sưng to, phù nề nặng.
- Da ở cẳng chân đổi màu khác thường vì máu tắc nghẽn trong tĩnh mạch.
- Thành của hệ thống tĩnh mạch giãn rộng khiến chúng nổi gồ lên da như hình mạng nhện.
Nếu bạn đang ở giai đoạn sau của bệnh thì cần đến bệnh viện hoặc phòng khám tư uy tín để khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu chủ quan bỏ qua tình trạng bệnh, chần chừ kéo dài thời gian gặp bác sĩ thì bệnh sẽ đến giai đoạn biến chứng.
4. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn biến chứng
Đây là giai đoạn mà cả người bệnh và bác sĩ đều không mong muốn gặp phải vì khi đó quá trình điều trị không những phức tạp mà tỷ lệ chữa dứt điểm bệnh là rất thấp.
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch lúc này rất nghiêm trọng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và công việc. Nếu bạn có những triệu chứng bệnh như bên dưới thì có nghĩa bạn đang ở giai đoạn biến chứng của bệnh:
- Da ở chỗ tĩnh mạch bị suy giãn bắt đầu bị viêm, thậm chí bị loét.
- Xuất hiện chảy máu nặng do thành tĩnh mạch giãn vỡ.
- Tĩnh mạch bị viêm huyết khối (bị tổn thương do cục máu đông ứ đọng).
Tìm hiểu thêm Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Không điều trị được không?
5. Đối tượng nào có thể mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính. Nhưng nếu bạn thuộc một trong số các nhóm các đối tượng sau thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn là khá cao.
5.1. Người có công việc không di chuyển nhiều
Những người làm công việc phải duy trì một tư thế (thường là đứng/ngồi) liên tục suốt nhiều giờ đồng hồ sẽ khiến tĩnh mạch ở chân phải chịu áp lực rất lớn. Tĩnh mạch bị chèn ép gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, dẫn đến hiện tượng ùn ứ và làm thành mạch giãn ra.
5.2. Người cao tuổi
Cùng với sự già đi của cơ thể thì số người mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng. Theo các thống kê uy tín, hiện nay tỷ lệ phụ nữ lớn tuổi (ngoài 50 tuổi) mắc suy giãn tĩnh mạch lên đến 41%, và tỷ lệ này ở nam giới ngoài 60 tuổi là 42%.
5.3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang trong thai kỳ sẽ làm tử cung ngày càng giãn rộng ra, và đến một lúc nào đó điều này sẽ ảnh hưởng đến tĩnh mạch chi dưới. Sự giãn nở của tử cung khiến tĩnh mạch chân của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
5.4. Người vận động quá sức
Khi cơ thể phải vận động đến kiệt sức thì đó cũng là lúc đôi chân của bạn bị tổn thương từ bên trong.
Nếu bạn thật sự đam mê thể dục thể thao thì hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn một môn để luyện tập lâu dài. Vì các môn thể thao cường độ cao như chạy bộ, bóng rổ, bóng đá,… rất dễ bị chấn thương và khiến chân phải chịu áp lực khá lớn.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch phù hợp với môn vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,…
Xem thêm Người tập thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì?
5.5. Người dư thừa cân nặng
Cân nặng quá khổ không chỉ dẫn đến các bệnh liên quan về tim mạch mà còn tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch. Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, đôi chân của bạn là bộ phận báo nguy đầu tiên vì nó đang chịu một lực ép quá sức chịu đựng. Nếu tình trạng này kéo dài thì sức khỏe đôi chân yếu dần và tĩnh mạch cũng bị tổn thương nặng nề.
Tóm lại, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng rõ ràng theo thời gian. Ban đầu, các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với sự mệt mỏi của cơ thể nên dễ bị bỏ qua. Tốt nhất là bạn hãy theo dõi tình trạng cơ thể mỗi ngày để kịp thời phát hiện ra điều bất thường và điều trị. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư một đôi tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch và đeo hàng ngày để giúp bảo vệ đôi chân và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tốt hơn nhé.
Tìm hiểu thêm Tất suy giãn tĩnh mạch là gì? Khái niệm và cơ chế hoạt động