3 tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách ai cũng cần biết

Vớ y khoa là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về loại vớ đặc biệt này nên việc mang vớ sai cách là điều không tránh khỏi. Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách là khá nghiêm trọng. Hãy đọc ngay bài viết này để biết đó là những tác hại gì và tại sao lại xảy ra nhé!

1. Vớ y khoa là gì?

Suy giãn tĩnh mạch có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và độ tuổi của người bệnh cũng đang dần trẻ hóa.

Vớ y khoa trị liệu suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ bơm máu về tim
Vớ y khoa trị liệu suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ bơm máu về tim

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất là người ngoài 30 tuổi. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm như gây phiền toái cho cuộc sống người bệnh vì làm cản trở vận động.

Vớ y khoa (hay còn gọi là vớ trị liệu suy giãn tĩnh mạch) được sản xuất với mục đích hỗ trợ bơm máu về tim tốt hơn. Khi đeo vớ y khoa phù hợp với chân sẽ giúp khép kín các van tĩnh mạch bị hở, bị giãn. Nhờ đó, giảm thiểu tình trạng máu ứ đọng, chảy ngược dẫn đến đau, phù, nhức chân, nhất là vào những thời điểm chuyển mùa.

Tìm hiểu thêm Tất suy giãn tĩnh mạch là gì? Khái niệm và cơ chế hoạt động

2. Tác dụng điều trị của vớ y khoa là gì?

Vớ tĩnh mạch là biện pháp được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch chân và được cho là có hiệu quả làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Thiết kế đặc biệt giúp vớ hoạt động như một chiếc máy bơm đưa máu về tim hiệu quả.

Vớ tĩnh mạch được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch
Vớ tĩnh mạch được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch

Khi mang loại vớ đặc biệt này với áp lực thích hợp, các van tĩnh mạch bị hở hay phình giãn sẽ dần khép lại và chức năng của tĩnh mạch sẽ phục hồi lại như ban đầu. Từ đó, các triệu chứng bệnh sẽ dần giảm nhẹ như: đau, phù, nhức chân và nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.

3. Phân loại vớ y khoa theo áp lực lên chân

Việc đầu tiên cần làm khi mang vớ y khoa là phải chọn đúng size vớ theo kích thước của chân và tình trạng bệnh của bạn. Dưới đây là các loại vớ y khoa được phân loại dựa theo lực nén:

Vớ y khoa được phân loại dựa vào lực nén của vớ
Vớ y khoa được phân loại dựa vào lực nén của vớ
  • Áp lực thấp (15 – 20 mmHg): Phù hợp cho những người bị giãn tĩnh mạch khi mang thai, phù chân và cục máu đông sau phẫu thuật.
  • Áp lực trung bình (20 – 30 mmHg): Dùng cho người có cục máu đông cấp tính.
  • Áp lực cao (30 – 40 mmHg): Được sử dụng sau khi điều trị xơ cứng, bị loét tĩnh mạch chân, ngăn ngừa tái phát loét và phù bạch huyết

Mức độ áp lực của lực nén sẽ thay đổi tùy theo chất liệu sản xuất vớ, kích cỡ chân và thói quen vận động của bạn. Nhưng dù vậy, bạn cần chọn một đôi vớ vừa ôm khít chân, vừa thoải mái, không quá chật gây khó chịu. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chọn đúng size vớ cho mình nhé.

4. Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách ai cũng nên biết

Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách là điều đáng lưu tâm. Vì điều nay không những khiến việc mang vớ không có hiệu quả hỗ trợ trị bệnh mà còn phản tác dụng và gây ra những hệ lụy không mong muốn.

4.1. Ngăn chặn quá trình lưu thông máu

Máu lưu thông kém là tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách
Máu lưu thông kém là tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách

Mục đích chính khi sử dụng vớ y khoa là tạo áp lực lên các tĩnh mạch phình giãn để làm chúng co lại. Tuy nhiên, tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách, cụ thể là mang không đúng size sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, làm máu bị tắc nghẽn tại tĩnh mạch chân. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến hiện tượng chân tê bì, nhức mỏi, nặng nề và bị chuột rút.

4.2. Gây bầm tím chân

xoay-co-chan
Chân bị bầm tím là tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách

Sau khi mang vớ y khoa, nếu chân xuất hiện những vết bầm tím bất thường thì khả năng cao là bạn đã mang vớ sai cách.

Khi thời tiết trở lạnh (vào mùa đông), làn da quá khô, bị nứt nẻ và bong tróc cũng có thể là nguyên nhân cho tình trạng này. Nên lưu ý chọn vớ y khoa vừa vặn chân để hạn chế xảy ra hiện tượng này.

4.3. Gây dị ứng da

Da bị dị ứng là một trong những tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách
Da bị dị ứng là một trong những tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách

Da bị dị ứng là một trong những tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách. Dấu hiệu dị ứng đặc trưng thường gặp nhất là: ngứa, nổi mẩn đỏ và phát ban.

Không chỉ vậy, khi đeo vớ y khoa được không đúng cách có thể xuất hiện các vết đỏ, vết lõm trên da ở vị trí mép vải của vớ.

5. Những sai lầm thường gặp khi đeo vớ y khoa

5.1. Không cuộn vớ trước khi đeo

Bạn không thể đeo vớ y khoa như cách mang vớ thông thường. Bạn không nên cố gắng dùng sức kéo mép vớ lên mà phải cuộn vớ lại trước, sau đó trải vớ đều từ bàn chân cho đến hết chiều dài vớ. Vì kéo vớ quá mạnh sẽ làm vớ bị xước, giãn khiến lực ép phân bố không đều và làm giảm tác dụng của vớ. Bên cạnh đó, ở những vị trí có lực ép quá mạnh thì máu sẽ bị ứ trệ, làm giảm quá trình tuần hoàn máu.

Không nên dùng sức khi đeo vớ y khoa, phải cuốn vớ trước khi đeo
Không nên dùng sức khi đeo vớ y khoa, phải cuốn vớ trước khi đeo

Do đó, cách mang vớ đúng là phải cuộn vớ lại trước rồi từ từ mở ra mang vào từ bàn chân, vuốt dần lên cao đến khi hết chiều dài của vớ. Cách này giúp tác dụng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch của vớ không bị giảm đi.

5.2. Gấp mép vớ xuống dưới

Có những loại vớ y khoa được thiết kế đến tận đầu gối nên người bệnh thường có thói quen gấp mép vớ xuống dưới để giảm chiều dài của vớ. Tuy nhiên, thói quen này sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trở về tim, khiến máu bị ứ đọng và gây ra triệu chứng phù chân. Tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không gấp mép vớ xuống vì khiến máu bị ứ đọng
Không gấp mép vớ xuống vì khiến máu bị ứ đọng

Trong một số trường hợp, người bệnh thường lấy lý do gấp mép vớ xuống để vận động thoải mái và dễ chịu hơn, tuy nhiên cách làm này không đúng và dễ khiến vùng da ngay mép vớ dễ bị hằn đỏ.

5.3. Đeo vớ thường bên ngoài vớ y khoa

Về cơ bản, vớ y khoa đã tác động một lực ép vừa đủ lên các tĩnh mạch nên việc mang thêm vớ hàng ngày bên ngoài là không cần thiết. Vì điều này dễ làm cho đôi chân của người bệnh sưng phù hơn do tắc nghẽn máu.

Tác hại của việc mang vớ sai cách là làm chân sưng phù hơn
Tác hại của việc mang vớ sai cách là làm chân sưng phù hơn

Thay vì mang thêm vớ để giữ ấm chân, bạn nên chọn một loại vớ y khoa có chất liệu dày hơn. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích những chiếc vớ thời trang nhiều màu thì có thể tìm mua những hãng vớ y khoa có nhiều màu sắc nhé.

Xem thêm thông tin Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch sáng tạo từ Thụy Sỹ 

5.4. Đeo vớ y khoa vào ban đêm

Máu ở tĩnh mạch chân sẽ vận chuyển từ chi dưới trở lại tim, hướng này ngược chiều với trọng lực nên vớ y khoa luôn được các bác sĩ khuyến nghị đeo khi ở tư thế đứng hoặc ngồi.

Bác sĩ khuyên rằng nên đeo vớ y khoa khi đứng hoặc ngồi
Bác sĩ khuyên rằng nên đeo vớ y khoa khi đứng hoặc ngồi

Do đó, việc đeo vớ y khoa khi đi ngủ (tư thế nằm) chỉ được diễn ra khi bác sĩ điều trị yêu cầu để phòng ngừa sự hình thành huyết khối tĩnh mạch (nếu người bệnh có cơ địa dễ tạo huyết khối). Trong các trường hợp còn lại, người bệnh không nên mang vớ trị liệu suy giãn tĩnh mạch khi ngủ để không cản trở sự lưu thông máu huyết.

5.5. Không quan sát tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân trước khi đeo vớ

Quan sát tình trạng suy tĩnh mạch ở chân trước khi đeo vớ để tránh tác hại của việc mang vớ sai cách
Quan sát tình trạng suy tĩnh mạch ở chân trước khi đeo vớ để tránh tác hại của việc mang vớ sai cách

Mang vớ y khoa không đúng kích thước, quá chật sẽ ngăn cản dòng chảy của máu trong hệ mạch, gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch. Do đó, người bệnh cần theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân một cách thường xuyên trước khi sử dụng sản phẩm, thường là 1 lần/ngày.

Khi phát hiện làn da bị nứt, tím tái, lạnh hoặc có cảm giác như bị kim châm thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Không điều trị được không?

6. Hướng dẫn cách dùng vớ y khoa lâu hỏng

Tác hại của việc mang vớ y khoa không đúng cách sẽ làm giảm tuổi thọ của vớ
Tác hại của việc mang vớ y khoa không đúng cách sẽ làm giảm tuổi thọ của vớ

Vớ y khoa nếu được sử dụng đúng cách và cẩn thận có thể kéo dài “tuổi thọ” lên đến 6 tháng. Dưới đây là các cách dùng vớ y khoa đúng chuẩn, lâu hỏng bạn nên biết:

  • Giặt vớ bằng tay, không dùng nước giặt chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh.
  • Vò tất nhẹ nhàng, không vắt vớ mạnh tay vì chất liệu làm vớ rất mềm mịn.
Không vắt vớ y khoa mạnh tay vì dễ làm rách vớ
Không vắt vớ y khoa mạnh tay vì dễ làm rách vớ
  • Không đeo vớ khi da còn ẩm ướt (nhất là ngay sau khi tắm). Nếu bạn có quy trình dưỡng da riêng thì hãy đợi kem ngấm hết vào da rồi hãy mang vớ.
  • Nên đeo vớ y khoa bằng găng tay cao su để tránh móng tay làm rách vớ. Ngoài ra, bạn cần tháo bỏ các phụ kiện như: vòng tay, đồng hồ, nhẫn,… có khả năng khiến vớ trầy xước.
cach-deo-vo-y-khoa-gang-tay-cao-su
Dùng găng tay cao su để đeo vớ dễ dàng hơn
  • Không nên mang vớ dơ, thấm mồ hôi để không bị kích ứng da.
  • Cần đổi vớ ngay nếu thấy khó chịu kéo dài hoặc khi cân nặng của bạn thay đổi.

Lưu ý: Vớ y khoa sau khoảng 30 lần mang có thể bị giãn, bạn cần quan sát để thay đổi kích thước vớ kịp thời.

Tham khảo thêm Cách giặt vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch đúng chuẩn, sử dụng bền lâu

7. Đeo vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch khi nào?

Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ cần mang các loại vớ y khoa khác nhau. Nếu muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể mang vớ y khoa trong các trường hợp sau:

  • Lúc đi lại, đứng, ngồi và trong quá trình làm việc
  • Khi luyện tập thể dục, thể thao
Tập thể dục phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Mang vớ y khoa khi tập thể dục để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
  • Khi sinh hoạt, làm công việc hàng ngày
  • Khi đang mang thai
  • Khi cơ thể dư cân, béo phì khiến việc đi lại khó khăn

Tóm lại, vớ y khoa là một giải pháp an toàn, hiệu quả cho quá trình hỗ trợ trị liệu suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu mang sai cách thì sẽ phản tác dụng và có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về vớ y khoa để tránh các tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách nhé!

5/5 - (1 bình chọn)