Chế độ ăn cho người bị tiểu đường khỏe hơn mỗi ngày

Chế độ ăn uống là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả lượng và chất để có thể đường huyết được điều chỉnh tốt. Bên cạnh đó, một chế độ ăn lành mạnh còn giúp duy trì cân nặng mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để sinh hoạt và làm việc.

1. Phân biệt các loại bệnh tiểu đường

benh-tieu-duong
Lượng đường huyết ở mức cao

Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type) như sau:

  • Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng.
  • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại tiểu đường

Với người đái tháo đường tuýp I, một chế độ dinh dưỡng thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo của bác sĩ kê toa sẽ giúp cho bệnh tình ổn định và hạn chế biến chứng.

Với người bệnh đái tháo đường tuýp II chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Hầu hết mọi người đều biết nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để luôn duy trì mức đường huyết ở mức ổn định kể cả sau khi ăn. Ngoài điều này, người bệnh cũng cần hạn chế nạp thêm chất béo, nhất là các axit béo bão hòa để tránh quá trình chuyển hóa bị rối loạn.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định. Và quan trọng nhất là phải điều chỉnh hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

3. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

nhu-cau-nang-luong-cho-nguoi-tieu-duong
Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Người bình thường cần nhu cầu năng lượng như nào thì người bệnh tiểu đường cũng cần nhu cầu năng lượng giống như vậy. Nhu cầu này sẽ tăng giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc  tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm chung như sau:

  • Tùy theo tuổi, giới
  • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
  • Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo)

Nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân tiểu đường điều trị tại bệnh viện là ở mức 25 Kcal/kg/ngày.

Dưới đây là tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

  • Protein (chất đạm):
Người bệnh tiểu đường cần nạp Protein vừa phải
Người bệnh tiểu đường cần nạp Protein đạt từ 15-20% năng lượng khẩu phần ăn

Lượng protein nên đạt 0,8 g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt, nhất là đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận từ sớm.

Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt từ 15-20% năng lượng khẩu phần ăn uống.

  • Lipit (chất béo):
    • Chất béo cần được nạp vào cơ thể vừa phải và chúng ta nên giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà.
    • Các chất béo (đặc biệt là các axit béo bão hoà) dễ gây xơ vữa động mạch, nhưng mặt khác chúng lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp). Vì vậy, chúng ta nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như: dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
Chất béo chưa bão hòa tốt cho người tiểu đường
Chất béo chưa bão hòa tốt cho người tiểu đường
    • Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Gluxit (chất bột đường):
    • Với người bị bệnh tiểu đường, khi nạp gluxit vào thì lượng đường huyết có xu hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Chính vì thế mà chế độ ăn của họ phải hạn chế gluxit (chất bột đường).
nguoi-benh-tieu-duong-nen-han-che-gluxit
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế Gluxit
    • Các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ được khuyến khích sử dụng. Ngược lại, các loại đường đơn và thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt,…) phải hạn chế tối đa.
    • Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần dinh dưỡng.

4. Phân loại thực phẩm theo hàm lượng Gluxit

 Để việc lựa chọn thực phẩm dễ dàng hơn cho người bị tiểu đường, các chuyên gia đã chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

  • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%:

Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày các loại thịt, cá, đậu phụ với số lượng vừa phải.

Hầu hết các loại rau xanh tươi (cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh,…) và một số loại trái cây ít ngọt (dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín,…) đều được ăn không hạn chế.

rau-xanh-cho-nguoi-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh
  • Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%:

Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) với một số hoa quả tương đối ngọt, ví dụ như táo, xoài chín, nhãn, vú sữa, hồng xiêm, vải,… và các loại đậu (đậu vàng, đậu hà lan…).

  • Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%:

Bánh kẹo ngọt là kẻ thù của người bệnh tiểu đường. Người bệnh phải hạn chế tối đa ăn đồ ngọt (bánh, kẹo, mứt, nước ngọt,…) vì nó khiến đường huyết tăng nhanh.

keo-khong-tot-cho-benh-tieu-duong
Bánh kẹo ngọt không tốt cho bệnh tiểu đường

Nói chung, người bị tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Gluxit. Một mẹo nhỏ là người bệnh nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (5 – 6 bữa nhỏ trong ngày là đủ) nhằm tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Riêng với bệnh nhân đang điều trị bằng Insulin tác dụng chậm nên thêm một bữa phụ trước khi ngủ vì bạn có thể bị hạ đường huyết trong đêm. Như vậy, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn thì bệnh tiểu đường sẽ nhanh chóng thuyên giảm thôi. Bạn đừng quá lo nhé!

4.8/5 - (97 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *