Gợi ý 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả

Khi bạn thấy các tĩnh mạch ở chân nổi rõ lên da (thường ở cẳng chân và bàn chân) thì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh này trong giai đoạn đầu có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ chữa trị tại nhà kết hợp đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch và không đến bệnh viện điều trị. Cùng xem những gợi ý về 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà nhé!

1. Tìm hiểu về giãn tĩnh mạch chân

Trong hệ tuần hoàn, các động mạch có vai trò quan trọng là đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng tế bào và các bộ phận, sau đó dòng máu này được tĩnh mạch vận chuyển đưa trở về tim để lọc máu.

Trong thành tĩnh mạch có các van một chiều điều hướng máu về tim
Trong thành tĩnh mạch có các van một chiều điều hướng máu về tim

Trong lòng tĩnh mạch đều có các van siêu nhỏ có tác dụng điều hướng máu lên trên (hướng ngược chiều trọng lực), do đó nếu các van này suy yếu sẽ làm máu vận chuyển kém, gây hiện tượng ùn ứ tại tĩnh mạch chân, khiến những tĩnh mạch này nổi phồng lên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Đây chính là hiện tượng suy giãn tĩnh mạch dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhất.

Xem thêm Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

2. Triệu chứng của người mắc suy giãn tĩnh mạch

Khi bị giãn tĩnh mạch chân, các triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng cơ thể của bạn. Nhưng chung quy lại, bệnh sẽ có những triệu chứng thường gặp như sau:

  • Xuất hiện những mạch máu nhỏ nổi lên da thành lưới như mạng nhện.
Mạch máu nhỏ nổi lên da thành lưới như mạng nhện
Mạch máu nhỏ nổi lên da thành lưới như mạng nhện
  • Thỉnh thoảng cảm thấy chân đau nhức, hơi ngứa như có kiến bò.
  • Chân nặng nề mỗi khi đi đứng.
  • Thường bị chuột rút khi về đêm, nhất là khi ngủ.
  • Vùng da chân chỗ tĩnh mạch bị bệnh có thể khô hơn những chỗ khác, có màu sắc khác lạ, tệ hơn là lở loét da.
Vùng da chân chỗ giãn tĩnh mạch khô hơn những chỗ khác
Vùng da chân chỗ giãn tĩnh mạch khô hơn những chỗ khác
  • Sưng phù bàn chân và mắt cá chân.

3. 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch dành cho bạn

Bên cạnh những phương pháp y tế điều trị can thiệp trực tiếp, bạn nên tìm hiểu và áp dụng 8 cách chữa giãn tĩnh mạch tự nhiên để rút ngắn thời gian hồi phục. Nhất là khi bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh thì đây là phương pháp hoàn hảo khi vừa đơn giản, không tốn kém và còn có hiệu quả.

3.1. Tập luyện chân tại chỗ

Những triệu chứng giãn tĩnh mạch như sưng, tê mỏi chân sẽ thuyên giảm nếu bạn thực hiện các bài tập cho chân đều đặn như:

Nhón chân là một trong 8 cách tự nhiên chữa suy giãn tĩnh mạch 
Nhón chân là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch
  • Nhón chân: chống tay vào hông giữ thăng bằng, nhón chân lên từ từ, giữ 5 giây và hạ xuống. Lặp lại như vậy trong 3-5 phút.
  • Xoay cổ chân: bạn có thể ngồi hoặc đứng để thực hiện. Mỗi bên cổ chân xoay 5 vòng, sau đó xoay hướng ngược lại. Lặp lại như vậy cho mỗi bên chân khoảng 5-10 lần.
  • Nâng cẳng chân: ngồi và luân phiên nâng hai chân, nâng chân duỗi thẳng song song với mặt đất, mỗi bên chân nâng 10 lần.
Nâng mỗi bên cẳng chân 10 lần
Nâng mỗi bên cẳng chân 10 lần là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch
  • Gập và uốn cong bàn chân: gập bàn chân hướng vào cơ thể, rồi duỗi ra phía trước. Làm 10 lần rồi đổi chân. Bài tập này có thể thực hiện cả khi ngồi và đứng.

Chăm chỉ thực hiện các bài tập đơn giản này mỗi ngày sẽ rất có ích cho căn bệnh suy tĩnh mạch của bạn. Và chắc chắn đây là cách hỗ trợ chữa trị giãn tĩnh mạch chân rất đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này có hiệu quả cao với người mới bị giãn tĩnh mạch (giai đoạn đầu).

3.2. Xoa bóp vùng bị giãn tĩnh mạch chân

Sử dụng lực tay thích hợp massage đôi chân là một trong những cách trị giãn tĩnh mạch chân được mọi người áp dụng tại nhà. Xoa bóp giúp hỗ trợ máu huyết lưu thông trơn tru, giảm đau hiệu quả, vừa giúp cơ thể thư giãn vừa ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch trở nặng và nghiêm trọng hơn.

Xoa bóp chân nhẹ nhàng giúp lưu thông máu tốt hơn
Xoa bóp chân nhẹ nhàng giúp lưu thông máu tốt hơn là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch

Lưu ý quan trọng: người bị suy tĩnh giãn mạch phải xoa bóp chân nhẹ nhàng, không nên ấn huyệt mạnh tay như xoa bóp trị đau nhức thông thường để hạn chế tối đa lực tác động lên thành tĩnh mạch và khiến bệnh tình nặng hơn.

Cách thực hiện: Khi thực hiện xoa bóp trị suy giãn tĩnh mạch bạn nên thực hiện như sau:

Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo độ ấm
Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo độ ấm
  • Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo nhiệt lượng, nên dùng thêm tinh dầu tự nhiên có tác dụng kháng viêm (nếu có).
  • Áp bàn tay vẫn còn độ ấm lên vị trí tĩnh mạch nổi lên, xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân đến mắt cá chân rồi dần hướng lên đùi.
Áp bàn tay lên vị trí tĩnh mạch nổi lên và xoa bóp
Áp bàn tay lên vị trí tĩnh mạch nổi lên và xoa bóp
  • Nên xoa bóp từ 10 – 15 phút mỗi ngày.

3.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày

Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh không những tốt cho căn bệnh suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác.

Thực phẩm nên ăn

  • Tăng cường nạp vào cơ thể thực phẩm giàu vitamin C & E giúp kích thích sản sinh collagen và elastin củng cố sự đàn hồi cho thành tĩnh mạch.
Thực phẩm giàu vitamin C và E
Thực phẩm giàu vitamin C & E giúp kích thích sản sinh collagen và elastin
  • Bổ sung thêm thức ăn giàu xơ như rau xanh, ngũ cốc, lúa mì, vú sữa, xoài,… để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón, từ đó giảm áp lực lên hệ tĩnh mạch chi dưới.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều nhóm  vitamin A, C, E, B1, K,… và canxi để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa giãn tĩnh mạch.
  • Ăn nhiều thức ăn giàu kali từ các loại thực phẩm như rau xanh, khoai tây, cá hồi tươi,…
Ăn thức ăn giàu kali là một trong 8 cách tự nhiên chữa suy giãn tĩnh mạch
Ăn thức ăn giàu kali là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch
  • Ưu tiên thực phẩm có chứa Flavonoid giúp cải thiện giãn tĩnh mạch vì Flavonoid cải thiện máu lưu thông, giảm sự bị ứ trệ máu trong tĩnh mạch. Một số loại thực phẩm chứa flavonoid là: ớt chuông, rau bina, cam, nho, hành tây, anh đào, táo, ca cao, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Rau mùi tây có tác dụng với bệnh giãn tĩnh mạch. Bạn có thể ăn thêm mùi tây trong bữa ăn. Nếu không ăn được thì hãy thái nhỏ một ít mùi tây cho vào nồi đun sôi từ 5-7 phút và để nguội, thêm vài giọt tinh dầu và thoa lên chân. Nên thực hiện 2 lần/ngày.
Người bệnh có thể ăn hoặc thoa nước rau mùi tây lên da
Người bệnh có thể ăn hoặc thoa nước rau mùi tây lên da
  • Gừng không chỉ là thực phẩm mà còn được xem như một loại thảo dược tốt vì chứa nhiều vitamin có lợi như B1, B6, B3,… cùng hàm lượng hợp chất dồi dào, nhất là gingerol có khả năng chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch khỏe mạnh. Do đó nên gừng còn giúp giảm đau và giảm sự phình giãn của thành tĩnh mạch. Bạn có thể ống trà gừng, dùng chườm chân để giảm đau, massage trị giãn tĩnh mạch với gừng.
Gừng có khả năng chống viêm và chống oxy hóa giúp củng cố thành mạch
Gừng có khả năng chống viêm và chống oxy hóa giúp củng cố thành mạch

Thực phẩm nên tránh

Ngoài các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của người mắc suy giãn tĩnh mạch thì bạn cần lưu ý hạn chế các nhóm thực phẩm sau để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Sữa và các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ béo, kem béo, váng sữa,… sử dụng nhiều sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nếu chẳng may bị táo bón thì hệ tĩnh mạch sẽ bị chèn ép khiến van tổn thương.
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa không nên dùng nhiều
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa không nên dùng nhiều
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ có hàm lượng chất béo xấu rất cao. Các chất này có thể gây tắc nghẽn động mạch, hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, ăn nhiều loại thực phẩm này dễ khiến bạn tăng cân, béo phì và gây sức ép lên chi dưới.
  • Rượu, bia, thuốc lá là các chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung và cho hệ tĩnh mạch ở chân nói riêng. Uống nhiều rượu, bia khiến gan làm việc quá sức, gây rối loạn trao đổi chất. Hơn nữa rượu, bia còn khiến cơ thể mất nước, làm giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Rượu, bia, thuốc lá là các chất kích thích không tốt cho sức khỏe
Rượu, bia, thuốc lá là các chất kích thích không tốt cho sức khỏe

Tìm hiểu thông tin về Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?

3.4. Đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Có một phương pháp trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà không những có hiệu quả cực tốt mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí đó chính là đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch. Việc đeo tất không tốn nhiều thời gian, tiện lợi, dễ dàng sử dụng và còn giúp bảo vệ đôi chân bạn cả ngày.

Đeo tất giãn tĩnh mạch dễ dàng và giúp bảo vệ đôi chân bạn cả ngày
Đeo tất giãn tĩnh mạch dễ dàng và giúp bảo vệ đôi chân bạn cả ngày

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch có thiết kế đặc biệt để khi đeo vào sẽ sinh ra lực tác động vừa đủ lên chân, giúp các tĩnh mạch suy giãn khép lại, hỗ trợ đắc lực trong điều trị giãn tĩnh mạch ở chân. Đây là biện pháp đã được các chuyên gia và người dùng chứng minh là có hiệu quả.

Tham khảo Tất giãn tĩnh mạch loại nào tốt và được ưu chuộng tại Việt Nam?

3.5. Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

Ngâm chân là cách được nhiều người bệnh áp dụng vì nó làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên người mắc suy giãn tĩnh mạch không được ngâm chân bằng nước ấm mà chỉ được dùng nước lạnh (10-15 độ C). Ngoài ra, để tăng hiệu quả gấp bội thì bạn nên ngâm chân với muối Epsom. Vì loại muối này giàu khoáng chất và có tác dụng chống viêm, giảm đau,… hiệu quả.

Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch với muối Epsom
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch với muối Epsom là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch

Cách thực hiện ngâm chân với muối Epsom đơn giản:

  • Hoà tan 2 muỗng muối với 2 – 3 lít nước
  • Ngâm chân từ 10 – 15 phút trước khi đi ngủ

Xem thêm thông tin về Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có cải thiện tình trạng bệnh?

3.6. Điều chỉnh tư thế ngủ

Theo lời khuyên của chuyên gia giàu kinh nghiệm, tư thế hoàn hảo nhất cho người giãn tĩnh mạch là nằm nghiêng bên trái. Tư thế nằm này giúp lưu thông máu về tim hiệu quả, tránh thành tĩnh mạch bị giãn nở do máu tắc nghẽn, nhờ đó khắc phục tình trạng tê bì, sưng phù chân và giảm các cơn chuột rút khi ngủ.

Tư thế hoàn hảo nhất cho người giãn tĩnh mạch là nằm nghiêng bên trái
Tư thế hoàn hảo nhất cho người giãn tĩnh mạch là nằm nghiêng bên trái

Cách nằm nghiêng đúng là bạn nằm nghiêng bên trái 30 phút, sau đó đổi sang bên phải khoảng 10 phút rồi lặp lại quy trình này. Cố gắng tạo thói quen này khi ngủ sẽ giúp tĩnh mạch không bị chèn ép.

Xem thêm về Khám phá tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch thoải mái

3.7. Kê cao chân khi ngủ

goi-keu-chan-tranh-suy-gian-tinh-mach
Gối kê chân chuyên dụng cho người suy giãn tĩnh mạch

Người bệnh không nên nằm ngửa và duỗi thẳng 2 chân khi ngủ. Bạn nên lót 1-3 chiếc gối dưới chân (ngay khớp gối) sao cho chân cao hơn tim 15 – 20 cm. Tư thế ngủ này giúp máu lưu thông về tim ổn định và nhịp nhàng, tránh sự ùn tắc máu tại chân gây phình giãn thành mạch.

3.8. Lựa chọn quần áo thoải mái

Người bệnh cần ưu tiên các trang phục rộng rãi, chất liệu thoáng khí
Người bệnh cần ưu tiên các trang phục rộng rãi, chất liệu thoáng khí

Không phải loại quần áo nào người mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có thể mặc được. Người bệnh không nên mặc quần áo bó chặt, ôm sát khiến cơ thể không thoải mái. Hãy ưu tiên các trang phục rộng rãi vừa người, chất liệu thoáng khí và đi giày đế bằng thay cho giày cao gót nhé.

4. Khi nào cần tìm trợ giúp y tế?

Khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân trở nên đau nhức nghiêm trọng mà 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch  không có hiệu quả thì đó là lúc bạn cần đi gặp bác sĩ.

Gặp bác sĩ ngay nếu 8 cách tự nhiên chữa suy giãn tĩnh mạch không hiệu quả
Gặp bác sĩ ngay nếu 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch không hiệu quả

Tại đây, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng và tư vấn cho bạn phương pháp y tế điều trị bệnh phù hợp nhất. Và điều quan trọng trước tiên bạn cần làm là tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín để tiến hành chữa trị.

Tóm tắt lại, 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch thật sự có hiệu quả giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là các cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà, nếu muốn chữa trị bệnh dứt điểm bạn cần đến bệnh viện và tiến hành điều trị bằng các biện pháp mạnh mẽ và trực tiếp hơn.

Tham khảo thêm Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)