Tìm hiểu nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch mà ai cũng mắc phải

Suy giãn tĩnh mạch ở chân là bệnh thường gặp khi bạn ở độ tuổi ngoài 30. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn phái nam khá nhiều. Suy tĩnh mạch có thể xem là bệnh lành tính, nhưng nếu chủ quan không chữa trị thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lỵ về sau. Nếu bạn thắc mắc tại sao bản thân khỏe mạnh nhưng vẫn bị suy tĩnh mạch thì hãy tìm hiểu những nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch dưới đây nhé.

1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh như thế nào?

Theo các thống kê tại nước Pháp, suy giãn tĩnh mạch chiếm tỷ lệ 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới khi bước vào độ tuổi trung niên (hơn 30 tuổi). Nhưng đối với người trên 50 tuổi (bước vào giai đoạn tuổi già) thì tỷ lệ mắc bệnh tăng cao đến 75 – 80%, trong đó hơn một nửa số người bệnh gặp phải biến chứng.

Người trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tăng cao đến 75 - 80%
Người trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tăng cao đến 75 – 80%

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý xuất hiện do chức năng của hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu, khiến máu không chảy về tim như bình thường mà ùn ứ tại chân. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày thì thành tĩnh mạch sẽ quá sức chịu đựng và bị phình giãn ra, sau đó nổi lên bề mặt da.

Có thể bạn muốn biết Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Không điều trị được không?

2. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Có rất nhiều nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch thường gặp mà bạn có thể mắc phải như sau:

2.1. Quá trình thoái hóa ở tuổi già

Van tĩnh mạch của người lớn tuổi dễ suy yếu
Van tĩnh mạch của người lớn tuổi bị suy yếu là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể ngày càng suy yếu, trong đó có chức năng của các van trong lòng tĩnh mạch. Khi van này suy yếu, máu sẽ không vận chuyển về tim mà bị ứ đọng tại chân. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

2.2. Môi trường làm việc

Đứng/ngồi lâu một chỗ, thiếu vận động là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
Đứng/ngồi lâu một chỗ, thiếu vận động là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Các công việc đặc thù khiến bạn phải đứng/ngồi nhiều giờ liên tục, ít vận động, mang vác vật nặng,… gây tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân dẫn đến tổn thương van.

2.3. Sai tư thế sinh hoạt

Trong sinh hoạt, mọi người rất dễ đứng/ngồi sai tư thế. Điều này có thể vô tình khiến tĩnh mạch bị chèn ép.

2.4. Lựa chọn trang phục

chon-quan-ao-cho-nguoi-suy-gian-tinh-mach
Ưu tiên quần áo thoải mái cho người suy giãn tĩnh mạch

Quần áo bó sát, căng tức chật chội là trang phục không phù hợp cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên ưu tiên mặc quần áo thoải mái, mềm mịn và đi giày đế thấp (dưới 3 cm) thay cho việc mang cao gót hàng ngày.

2.5. Vận động quá sức

Vận động quá sức và tập luyện không đều đặn là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
Vận động quá sức và tập luyện không đều đặn là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Vận động quá sức hoặc chơi các môn thể thao đối kháng, dùng lực chân nhiều không điều độ là yếu tố dẫn đến suy giãn tĩnh mạch mà ít người biết đến. Khi chơi thể thao cường độ cao, chân sẽ chịu một lực tác động không hề nhỏ, do đó bạn nên có chế độ luyện tập phù hợp kết hợp với đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch để vừa giảm chấn thương, vừa ngăn ngừa bệnh.

Tìm hiểu Người tập thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì?

2.6. Béo phì

Thừa cân là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch do đôi chân chịu trọng lượng cơ thể quá lớn
Thừa cân là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch do đôi chân chịu trọng lượng cơ thể quá lớn

Người bị béo phì khiến tĩnh mạch chi dưới bị tổn thương do đôi chân phải chịu một trọng lượng cơ thể quá lớn. Ngoài ra béo phì còn dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ trong máu,.. có hại cho thành mạch, làm thành mạch bị xơ vữa và ảnh hưởng đến lưu thông máu.

Xem thêm Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?

2.7. Phụ nữ mang thai

Người mang thai tử cung sẽ dần lớn lên gây chèn ép tĩnh mạch ở chân
Người mang thai tử cung sẽ dần lớn lên gây chèn ép tĩnh mạch ở chân là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, người mẹ sẽ khiến tử cung dần lớn lên gây chèn ép tĩnh mạch ở chân. Do đó, càng đến gần các tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ càng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng dẫn đến suy tĩnh mạch vì hàm lượng estrogen tăng cao có thể ảnh hưởng lưu thông máu.

2.8. Di truyền

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là do di truyền 
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là do di truyền

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh có thể mắc qua di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì tỷ lệ con gái mắc bệnh (62%) sẽ cao hơn con trai (25%). Nhưng nếu cả bố và mẹ đều từng mắc bệnh này thì tỷ lệ di truyền sang con cái sẽ lên đến 90%. Đây là nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch mà không ai mong muốn.

3. Cách phòng ngừa bệnh sau khi biết nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Các biện pháp phòng ngừa bệnh không khó nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện mỗi ngày, thậm chí biến nó thành thói quen trong sinh hoạt để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh. Dưới đây là các cách phòng ngừa bệnh được rút ra từ những nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch:

  • Đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, ít tốn kém và dễ dàng thực hiện.
Vớ y khoa trị liệu suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ bơm máu về tim
Đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tìm hiểu thêm Tất giãn tĩnh mạch loại nào tốt và được ưu chuộng tại Việt Nam?

  • Ngâm chân và xoa bóp chân mỗi tối bằng nước lạnh trước khi đi ngủ.

Tham khảo Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có cải thiện tình trạng bệnh?

  • Ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.
Ăn uống khoa là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Ăn uống khoa là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
  • Tập các bài tập đơn giản khi phải ngồi lâu một chỗ, lựa chọn các môn thể thao phù hợp và luyện tập đều đặn.

Xem thêm Gợi ý 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả

  • Hạn chế mặc quần áo bó, ít đi giày cao gót.

Tóm lại, nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch xuất phát từ cả yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời. Suy tĩnh mạch là bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tăng khả năng chữa bệnh dứt điểm.

Đánh giá