6 cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Các cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà đang rất phổ biến và được mọi người quan tâm nhiều. Vì thực tế, các phương pháp điều trị mạnh mẽ là chưa đủ, bệnh nhân cần kết hợp với các bài tập tại nhà để rút ngắn thời gian hồi phục. Mặt khác, những bài tập tại nhà rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

1. Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh không bộc phát ngay mà tiến triển chậm một cách thầm lặng.

Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường thoáng qua không cụ thể. Nếu để ý quan sát bạn sẽ thấy:

  • Chân sưng phù nhẹ
  • Gia tăng hiện tượng chuột rút về đêm
  • Có cảm giác ngứa.
chuot-rut-chan-do-suy-gian-tinh-mach
Chân của người mắc suy giãn tĩnh mạch thường bị chuột rút về đêm

Ở giai đoạn sau của bệnh, cơn đau nhức sẽ càng nặng, thậm chí là da cẳng chân có thể thay đổi màu. Trường hợp tệ nhất là tĩnh mạch sẽ bị viêm loét và tổn thương nặng nề.

Tìm hiểu thêm Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp

2. Yếu tố nào dễ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó phải nhắc đến các yếu tố sau:

Tuổi:

Càng lớn tuổi thì bạn càng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch. Vì khi đó sức đề kháng của cơ thể yếu đi và các cơ quan cũng bắt đầu suy yếu, trong đó có hệ thống tĩnh mạch ở chân.

nguoi-gia-de-mac-suy-gian-tinh-mach
Càng lớn tuổi càng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

Giới tính:

Thật đáng buồn khi chị em phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch hơn cánh đàn ông. Theo số liệu thu thập được thì tỷ lệ phụ nữ mắc suy giãn tĩnh mạch lên đến 70% .

Thai kỳ:

Khi mang bầu, trọng lượng của cơ thể phụ nữ tăng lên nhiều sẽ gây sức ép khá lớn lên đôi chân. Điều này là mối nguy tiềm ẩn dẫn đến giãn tĩnh mạch ở chân.

mang-thai-co-the-bi-suy0gian-tinh-mach
Mang thai có thể bị suy giãn tĩnh mạch

Thừa cân:

Trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực lớn hơn lên chân, trong đó có cả các tĩnh mạch ở chân, từ đó gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

Di truyền:

Giãn tĩnh mạch là một rối loạn di truyền, với gần 50% bệnh nhân giãn tĩnh mạch có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm những đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch TẠI ĐÂY. 

3. Cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà đơn giản

3.1. Vận động là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà rất tốt

Bài tập Buerger Allen

Buerger Allen là bài tập giúp ích rất nhiều cho sự lưu thông máu. Các động tác trong bài tập rất cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả, là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà được người bệnh hay áp dụng.

  • Bước 1: Nằm thẳng người, nâng đôi chân lên cao (nên có một vật đỡ bên dưới chân).
  • Bước 2: Cố gắng giữ yên chân cho đến khi cả hai chân có màu trắng nhợt nhạt.
  • Bước 3: Thả chân xuống chầm chậm và ngồi dậy, chờ sắc chân hồng hào thì tiếp tục đến bước 4.
  • Bước 4: Nằm xuống lại và chân duỗi thẳng.

Lưu ý: thực hiện ít nhất 10-12 lần/ngày.

cach-thuc-hien-bai-tap-buerger-allen
Thực hiện Buerger Allen là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Bài tập nhón gót chân

Thực hiện nhón gót chân sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng, kích thích sự trao đổi, tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp của toàn cơ thể và nhất là bàn chân, từ đó ngăn ngừa chứng sưng phù chân của bệnh giãn tĩnh mạch.

Riêng người bệnh đang làm công việc văn phòng phải thường xuyên nhón gót để không phải duy trì một tư thế quá lâu.

  • Bước 1: Đứng tư thế bình thường.
  • Bước 2: Bắt đầu nhón chân cao dần lên từ gót.
  • Bước 3: Để yên như thế trong vòng 15 giây.
  • Bước 4: Hạ gót từ từ trở về tư thế đứng cũ.

Lưu ý: thực hiện ít nhất 15-20 lần/ngày.

nhon-chan
Nhón gót chân là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả

Bài tập khi nằm

Các bài tập ở tư thế nằm là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà hoàn hảo dành cho người lười, ít có thời gian vận động.

Đạp xe đạp: Đưa chân lên cao làm động tác như đi xe đạp, lặp lại 20 lần.

Bắt chéo chân: Bắt chéo 2 chân như hình chữ X. Tiếp tục lặp lại 10 lần và đổi chân.

Xoay cổ chân: Mỗi bên chân thực hiện xoay cổ chân 5 lần, sau đó đổi hướng.

xoay-co-chan
Thường xuyên xoay cổ chân khi nằm nghỉ

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong các cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà. Người mắc suy giãn tĩnh mạch ngoài việc phải nạp đủ chất dinh dưỡng thì cần phải tránh một số nhóm thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm có nhóm chất béo gây hại
  • Sữa và các thực phẩm làm từ sữa
  • Nhóm thức uống có cồn (bia, rượu,…)
  • Đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt/cá hộp,…)
che-do-an-uong
Suy giãn tĩnh mạch cần có hế độ ăn uống phù hợp

Tìm hiểu thêm Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì? 

3.3. Massage chân nhẹ nhàng

Xoa bóp chân tại các vùng cơ thể bị suy giãn tĩnh mạch rất có lợi cho việc điều trị bệnh. Có thể nói đây là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà vừa đơn giản, hữu hiệu lại không tốn một đồng tiền nào.

xoa-bop
Xoa bóp chân nhẹ nhàng tại nơi bị suy giãn tĩnh mạch

3.4. Kê cao chân

Kêu cao chân khi ngủ là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được. Cách này khiến đôi chân được thoải mái và làm lưu thông máu được tốt hơn.

3.5. Dùng thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch

Chắn hắn rất ít người biết cúc vạn thọ không chỉ được dùng trang trí mà còn là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà khá tốt. Trong loại hoa này chứa chất flavonoid và vitamin C giúp tăng sự trơn tru cho hệ tuần hoàn, giảm hiện tượng tĩnh mạch bị giãn.

cuc-van-tho
Cúc vạn thọ có khả năng trị suy giãn tĩnh mạch

Mỗi ngày bạn hãy pha 3-6 bông khô với nửa lít nước, ủ trà trong 5 phút là có thể dùng ngay.

3.6. Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

Thay vì ngâm chân bằng nước ấm nóng thì bạn hãy thay bằng ngâm với muối Epsom. Đây cũng là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà rất hay và đơn giản. Trong muối Epsom rất giàu khoáng chất giúp giảm đau, chống viêm,… nên thật sự có ích để ngăn ngừa phù nề.

muoi-ngam-chan
Ngâm chân với muối Epsom là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà ít tốn kém

Một ngày đôi chân đã hoạt động quá mệt mỏi rồi. Bạn hãy chăm chỉ ngâm chân bằng muối Epsom để làm giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch nhé.

  • Cho 2 muỗng muối hòa cùng 2 – 3 lít nước ấm.
  • Đưa chân vào ngâm trong 20 – 25 phút, nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ.

4. Mang tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch có phải cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà tốt?

Nếu bạn đã từng dùng liệu pháp điều trị tại bệnh viện, chắc hẳn các bác sĩ đã từng khuyên bạn nên mang loại tất trị liệu này sau phẫu thuật phải không?

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là một loại tất được nghiên cứu và thiết kế đặc biệt dành riêng cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Tuy không thể hoàn toàn điều trị hết bệnh nhưng nó là trợ thủ đắc lực hỗ trợ phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tiến triển xấu đi.

tat-tri-lieu-suy-gian-tinh-mach
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà tuyệt vời

Mặt khác, nếu bạn đang muốn phòng ngừa bệnh, hoặc bạn đang mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ nhưng lo ngại việc điều trị bằng các phương pháp y tế thì tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là một lựa chọn không thể tốt hơn. Việc mang loại tất này có thể xem là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà tuyệt vời nhất.

Tìm hiểu thêm Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch là gì? Khái niệm và cơ chế hoạt động. 

5. Các thắc mắc thường gặp khi áp dụng các cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Có những sản phẩm chăm sóc da/thuốc tự nhiên nào giúp giảm sưng do giãn tĩnh mạch không?

Trên thị trường hiện đã có các sản phẩm chăm sóc da và thuốc có thành phần từ thiên nhiên hỗ trị chữa trị suy giãn tĩnh mạch.

Thuốc có thể ở dạng viên uống hoặc kem bôi. Việc thoa thuốc bôi ngoài da là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà khá hiệu quả và không gây đau đớn nên người bệnh rất thường sử dụng.

Bạn nên tìm thuốc có các thành phần như: chiết xuất từ cây hạt dẻ ngựa, cây thông biển và cây đậu chổi.

tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch
Chiết xuất từ hạt dẻ ngựa tốt cho suy giãn tĩnh mạch

Xem thêm Top 10 loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay.

Khi nào cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà không hiệu quả?

Nếu triệu chứng giãn tĩnh mạch chân gây khó chịu nghiêm trọng thì đó là lúc các cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà không đem lại hiệu quả.

Khi cơ thể có những biểu hiện sau thì đến gặp bác sĩ là điều bạn cần phải làm ngay lập tức:

  • Chân sưng đau không khỏi
  • Chân bị viêm nhiễm
  • Bắt đầu xuất hiện các vết loét
  • Tĩnh mạch nổi gồ lên da
cach-chua-suy-gian-tinh-mach-tai-nha
Tĩnh mạch nổi gồ lên da là dấu hiệu cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà không hiệu quả

Tóm lại, các cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà thật sự có hiệu quả đối với người mắc bệnh. Các bài tập này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn ít vất vả và không gây đau đớn. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên thực hiện những cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà này nếu muốn phòng ngừa và ngăn bệnh chuyển biến tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi kỹ cơ thể để biết bệnh đã thuyên giảm đi hay ngày càng nặng thêm để kịp thời đến bệnh viện điều trị nhé!

5/5 - (94 bình chọn)