Nhận biết giãn tĩnh mạch bàn chân và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch bàn chân là chứng bệnh mà rất nhiều người trưởng thành mắc phải (trên 30 tuổi). Điều này xảy ra khi dòng máu chảy về tim bị cản trở khiến máu bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu về giãn tĩnh mạch bàn chân để nhận biết các dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giãn tĩnh mạch bàn chân là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch bàn chân là chứng bệnh gây cản trở vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nhiều người đang đối mặt mỗi ngày. Bệnh xảy ra khi tình trạng tĩnh mạch dưới chân bị giãn ra do ứ đọng máu. Máu bị ứ đọng tại tĩnh mạch chân là vì các van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng vận chuyển máu về tim.

Giãn tĩnh mạch bàn chân là bệnh phổ biến ở người trưởng thành
Giãn tĩnh mạch bàn chân là bệnh phổ biến ở người trưởng thành

Giãn tĩnh mạch bàn chân khiến chân bạn khó chịu, sưng đau, ngứa,… Mặc dù đây không phải là bệnh thuộc nhóm nguy hiểm nhưng nếu càng kéo dài thời gian điều trị thì các vấn đề này sẽ ngày một nặng hơn.

Xem thêm Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

2. Các triệu chứng phổ biến  thường gặp

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch bàn chân cũng  giống như giãn tĩnh mạch ở cẳng chân hay đùi. Ban đầu bệnh có những dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau:

  • Đau nhức bàn chân.
  • Tĩnh mạch nổi rõ trên da nhìn đáng sợ và mất thẩm mỹ.
Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Bị nhói, ngứa, rát quanh bàn chân và mắt cá chân.
  • Bàn chân bồn chồn, bị ngứa như có kiến bò qua.
  • Bàn chân dễ bị chuột rút vào ban đêm, nhất là khi nằm ngủ.
  • Chân nặng nề và mỏi mỗi khi nhấc chân di chuyển.
Chân nặng, mỏi khi nhấc chân di chuyển
Chân nặng, mỏi khi nhấc chân di chuyển
  • Tĩnh mạch tại chân hoặc khu vực mắt cá chân sưng phù, đỏ rát hoặc bị đau khi chạm vào.
  • Da ở vị trí giãn tĩnh mạch bàn chân bị loét, viêm da và bong gân gần mắt cá chân (đây là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch nghiêm trọng và cần đến bệnh viện ngay. ).
  • Viêm da quanh tĩnh mạch bàn chân/mắt cá chân
Viêm da quanh tĩnh mạch bàn chân/mắt cá chân
Viêm da quanh tĩnh mạch bàn chân/mắt cá chân

Trên đây là các dấu hiệu giãn tĩnh mạch bàn chân thường gặp nhất và đặc trưng nhất. Bạn cần ghi nhớ các triệu chứng này để điều trị càng sớm càng tốt cho sức khỏe và tài chính của bạn.

3. Ai có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch bàn chân?

Một căn bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra và suy giãn tĩnh mạch bàn chân cũng như vậy. Trong đó, những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì họ tập hợp nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tĩnh mạch:

3.1. Người có bố/mẹ từng mắc bệnh

Tĩnh mạch bàn chân và bệnh xảy ra do di truyền
Giãn tĩnh mạch bàn chân là bệnh xảy ra do di truyền

Ít người biết giãn tĩnh mạch bàn chân là bệnh xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có cả bố và mẹ cùng mắc bệnh thì con cái có khả năng bị bệnh cao đến 90%. Điều này không thể thay đổi nhưng bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh phát triển.

3.2. Người bị huyết áp cao

Lượng huyết áp tăng cao khiến thành mạnh không thể chống đỡ nổi
Lượng huyết áp tăng cao khiến thành mạnh không thể chống đỡ nổi

Khi bạn bị huyết áp cao, lượng huyết áp trong tĩnh mạch chân tăng lên đột ngột khiến thành mạnh của bạn không thể chống đỡ nổi và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch bàn chân.

3.3. Người làm công việc phải ngồi hoặc đứng lâu

Công việc phải ngồi hoặc đứng lâu như cảnh sát, giáo viên, thợ cắt tóc,… sẽ tăng áp lực lên đôi chân, nhất là bàn chân và khiến tĩnh mạch tại đây ngày càng phình giãn. Ngoài ra, khi đứng/ngồi sai tư thế có thể vô tình làm tĩnh mạch bị chèn ép.

3.4. Người thừa cân

Người béo phì thuộc nhóm có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch bàn chân cao
Người béo phì thuộc nhóm có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch bàn chân cao

Dư cân béo phì là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt và trọng lượng cơ thể lúc này vượt quá sức chịu đựng vốn có của đôi chân. Do đó người béo phì thuộc nhóm có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch bàn chân cao.

3.5. Người phải bê, vác đồ nặng mỗi ngày

Người bê, vác đồ nặng bị mắc các bệnh về xương khớp và suy giãn tĩnh mạch bàn chân
Người bê, vác đồ nặng bị mắc các bệnh về xương khớp và suy giãn tĩnh mạch bàn chân

Người làm công việc phải bê, vác đồ nặng như công nhân xây dựng, nhân viên bốc vác,… không những bị mắc các bệnh về xương khớp mà còn gây tăng áp lực lên tĩnh mạch chân, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

3.6. Phụ nữ mang thai

Mang thai khiến tử cung của phụ nữ ngày càng rộng ra và điều này có thể vô tình chèn ép lên tĩnh mạch chi dưới, gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

4. Giãn tĩnh mạch bàn chân không điều trị được không?

Nhiều người bệnh cho rằng giãn tĩnh mạch bàn chân là căn bệnh lành tính. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng khi bạn mới mắc bệnh. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh cần điều trị kịp thời và áp dụng biện pháp phù hợp, nếu không khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất thấp.

Suy giãn tĩnh mạch điều trị sớm để tăng khả năng chữa khỏi bệnh
Suy giãn tĩnh mạch cần điều trị sớm để tăng khả năng chữa khỏi bệnh

Nếu tĩnh mạch bàn chân của bạn đang nổi gồ lên, căng trướng trên da như muốn nứt vỡ hoặc khi da tại bàn chân bắt đầu có màu sắc bất thường, da bị viêm, bị chàm, thậm chí là loét thì đó là lúc bạn phải đến gặp bác sĩ ngay. Tại đây các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán và tư vấn cho bạn phương pháp chữa trị phù hợp và an toàn nhất.

Xem thêm Chứng giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở tuổi trung niên

5. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bàn chân hiện nay

Khi mắc giãn tĩnh mạch bàn chân, bạn đừng chủ quan mà hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như các phương pháp điều trị. Khi đến bệnh viện điều trị, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về các biện pháp y tế dưới đây:

5.1. Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

Dùng thuốc là phương pháp đơn giản, tiện lợi
Dùng thuốc là phương pháp đơn giản, tiện lợi

Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch dạng uống hoặc dạng bôi là phương pháp chữa bệnh tiện lợi, có hiệu quả và không quá tốn kém nên được nhiều người lựa chọn.

Có thể bạn muốn biết Top 8 loại kem bôi suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả nhất năm 2023

5.2. Cắt bỏ Laser nội tĩnh mạch (EVLA)

Cùng với sự hướng dẫn của máy siêu âm, một sợi dây có tia laser sẽ được luồn vào lòng tĩnh mạch thông qua một vết mổ nhỏ. Khi tia laser này được kích hoạt, chỗ tĩnh mạch suy giãn sẽ bị loại bỏ, lúc này phần tĩnh mạch bị giãn sẽ xẹp lại và hiện tượng xơ cứng thành mạch sẽ giảm đáng kể.

Khi tia laser này được kích hoạt, chỗ tĩnh mạch suy giãn sẽ bị loại bỏ
Phương pháp Laser điều trị suy giãn tĩnh mạch

Đây là một phương pháp cần các máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ lành nghề nên bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế lớn và uy tín để thực hiện nhé!

5.3. Liệu pháp tiêm xơ

Tiêm xơ (chích xơ) giãn tĩnh mạch là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bàn chân bằng cách loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện (tĩnh mạch dạng lưới) xuất hiện ở chân. Bác sĩ sẽ tiêm vào lòng tĩnh mạch dung dịch thuốc gây xơ tạo bọt (được pha chế riêng) bằng kim tiêm nhỏ. Loại thuốc này sẽ làm viêm lớp tế bào lòng mạch máu khiến nó teo lại theo thời gian.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bàn chân bằng tiêm xơ
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bàn chân bằng tiêm xơ

Sau khi thực hiện, dựa vào kích thước của tĩnh mạch bị giãn mà hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện sẽ mờ dần từ vài tuần đến vài tháng. Trong đó, một số tĩnh mạch nặng hơn sẽ cần tiêm xơ vài lần để có thể biến mất hoàn toàn.

5.4. Cắt bỏ tần số vô tuyến (RFA)

Phương pháp vô tuyến có thể dùng chữa giãn tĩnh mạch bàn chân. Hiểu đơn giản là tĩnh mạch bị bệnh sẽ được cắt bỏ nhờ vào năng lượng nhiệt (nhiệt lượng) của tần số vô tuyến (RFA), khiến tĩnh mạch đóng lại. Sau khi tĩnh mạch bị suy giãn được điều trị bằng phương pháp này thì sẽ dần biến mất theo thời gian.

Xem thêm Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất Việt Nam

6. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch bàn chân như thế nào?

Khi hiểu rõ về giãn tĩnh mạch bàn chân, bạn sẽ cần các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để có thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh và giúp đôi chân thoải mái vận động. Cùng tham khảo ngay các biện pháp dưới đây nhé!

6.1. Nâng cao chân khi nằm

Nâng cao chân bằng gối giúp đưa máu chảy về tim hiệu quả hơn
Nâng cao chân bằng gối giúp đưa máu chảy về tim hiệu quả hơn

Nâng cao chân bằng gối hoặc mền giúp đưa máu chảy về tim hiệu quả hơn. Ngoài ra, cách này còn làm giảm áp lực lên tĩnh mạch ở chân, giúp chân bớt khó chịu mỗi khi đi lại, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân.

6.2. Vận động thường xuyên

Tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ các bộ môn vận động nào nhưng không nên vận động quá sức. Ngoài ra nếu bạn yêu thích các môn thể thao cường độ cao hoặc đối kháng trực tiếp như bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, chơi golf,… thì nên luyện tập đều đặn để không gây tổn thương cơ và hệ tĩnh mạch.

Tập luyện thể thao đều đặn để không tổn thương hệ tĩnh mạch
Tập luyện thể thao đều đặn để không tổn thương hệ tĩnh mạch

Khi các van trong tĩnh mạch bị suy giảm sức năng, cách tốt nhất để máu lưu thông ra khu vực ùn ứ là thông qua sự co cơ. Tập thể dục hàng ngày để cơ co bóp, giúp máu di chuyển qua tĩnh mạch và quay trở lại tim.

Có thể bạn quan tâm Người tập thể thao và suy giãn tĩnh mạch có mối liên hệ gì?

6.3. Mặc trang phục thoải mái

Lựa chọn trang phục thoải mái vừa giúp tạo sự thông thoáng cho cơ thể, vừa giúp tĩnh mạch không bị chèn ép. Vì những loại quần áo chật chội hoặc bó sát có thể gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch. Lựa chọn quần áo phù hợp  không chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh mà còn khiến cơ thể dễ chịu.

Quần áo thoải mái phù hợp khiến cơ thể dễ chịu
Quần áo thoải mái phù hợp khiến cơ thể dễ chịu

6.4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, E và K; chất xơ; chống oxy hóa mạnh. Những chất này có đầy đủ trong các loại trái cây tươi, rau củ như cải xoăn, dứa, hành tây cam, việt quất, mâm xôi,…

Suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ ăn uống phù hợp
Suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ ăn uống phù hợp

Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều muối, đường tinh luyện, caffeine và chất béo xấu như; thực phẩm đã qua chế biến, phô mai, bơ, thức ăn nhanh,… để không làm chậm lưu thông máu.

Tìm hiểu thêm Chế độ ăn uống cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch – Nên và không nên ăn gì?

6.5. Đeo tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch đang là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt. Loại tất này được thiết kế đặc biệt dùng trong y tế với lực nén ép lên toàn bộ chân, giúp thành tĩnh mạch phình giãn co dần lại theo thời gian. Bạn có thể mang tất cả ngày như các loại tất thời trang thông thường, vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh.

Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch đang hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt
Tất trị liệu suy giãn tĩnh mạch đang hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt

Xem thêm Cách mang vớ y khoa đúng chuẩn, hợp vệ sinh

Tóm lại, tình trạng giãn tĩnh mạch bàn chân đang ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính. Bệnh này càng để lâu sẽ càng làm giảm chất lượng cuộc sống và khó chữa trị dứt điểm. Không những thế, càng về giai đoạn sau, giãn tĩnh mạch chân càng dẽ gặp phải biến chứng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay để bệnh không chuyển biến xấu hơn nhé.

Thông tin liên quan Giải pháp phòng ngừa suy giảm tĩnh mạch và ngăn cản sự tiến triển của bệnh

Đánh giá